Học tập đạo đức HCM

Cán bộ gương mẫu, hội viên tự giác

Thứ ba - 31/07/2012 05:04
- Đó là giải pháp để xây dựng và duy trì các tiêu chí nông thôn mới mà các đại biểu đưa ra trong Hội nghị tọa đàm “Cán bộ, hội viên ND tham gia xây dựng nông thôn mới”, do Hội ND huyện Từ Liêm (Hà Nội) tổ chức ngày 30.7.
 

Tại hội nghị, các đại biểu chia sẻ nhiều kinh nghiệm hay, cách làm hiệu quả, những giải pháp khả thi trong việc vận động hội viên, ND tham gia xây dựng nông thôn mới (NTM).

Nông dân xã Tây Tựu tham gia lớp học nghề trồng hoa cây cảnh do T.Ư Hội NDVN và huyện Từ Liêm tổ chức.

Giúp ND chuyển nghề

Đô thị hóa nhanh khiến nhiều làng, xã trên địa bàn huyện Từ Liêm không còn hoặc còn rất ít đất sản xuất nông nghiệp. Tìm việc làm mới và chuyển nghề, tạo thu nhập cho lao động nông thôn là vấn đề bức thiết. “Phục hồi và mở mang nghề gò, hàn với nòng cốt trong việc đào tạo nghề cho lao động trẻ là các hộ SXKD giỏi có nhiều kinh nghiệm, đến nay thôn Phú Thứ đã thu hút hàng trăm lao động làm nghề này. Sản phẩm không chỉ tiêu thụ trong nước, mà còn xuất khẩu ra nước ngoài. Phú Thứ hiện cũng là thôn có nhiều hộ SXKD giỏi nhất xã Tây Mỗ...”- bà Ngô Thị Hạnh - Chi hội trưởng ND thôn Phú Thứ cho biết.

Tập trung vận động, hỗ trợ ND chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển ngành dịch vụ, nghề truyền thống cũng là cách để Hội ND xã Mễ Trì tham gia có hiệu quả vào xây dựng NTM. Ông Ngô Văn Lịch- Chủ tịch Hội ND xã chia sẻ: “Xã Mễ Trì hiện có 200 hộ làm bún, 100 hộ làm cốm, 200 hộ làm dịch vụ buôn bán và hàng trăm hộ cho thuê nhà. Bên cạnh vận động bà con sử dụng hiệu quả tiền bồi thường, hỗ trợ, Hội còn huy động nguồn vốn ưu đãi từ các “kênh” để hỗ trợ bà con chuyển nghề, mở các lớp tập huấn kiến thức quản lý kinh doanh nhỏ...”.

Đối với những xã mà tỷ trọng sản xuất nông nghiệp còn chiếm ưu thế như Tây Tựu, Hội tích cực vận động, tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất an toàn cho bà con. Bên cạnh việc thành lập và duy trì tốt 3 nhóm ND tự quản chuyên thu gom rác thải, vỏ bao thuốc BVTV, thứ Bảy hàng tuần, Hội ND xã Tây Tựu tổ chức hội viên, ND tổng vệ sinh trong làng, ngoài đồng. Đối với các xã có tốc độ đô thị hoá nhanh, Hội ND tập trung vận động hội viên, ND thực hiện trật tự xây dựng đô thị, hình thành thói quen của cư dân đô thị. “Khi đã là cư dân đô thị thì nhà cửa của từng gia đìnhlàm nên bộ mặt của cả làng...” - ông Nguyễn Ngọc Hoa - Chủ tịch Hội ND xã Mỹ Đình chia sẻ.

Nông thôn mới - xây dễ, giữ mới khó

Đô thị hoá đã tạo ra nhiều ngành nghề dịch vụ, không ngừng nâng cao mức thu nhập của người dân nông thôn, đó là yếu tố rất thuận lợi để nhiều xã trên địa bàn huyện Từ Liêm xây dựng thành công NTM. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng NTM có nhiều vấn đề đang cần được các ngành quan tâm, giải quyết.

Đất xen kẹt là tình trạng phổ biến ở nhiều xã trong huyện Từ Liêm. Ông Nguyễn Ngọc Hoà bày tỏ: “Xã Mỹ Đình còn khoảng 80ha đất nông nghiệp. Một số diện tích bà con trồng rau, còn lại bỏ hoang bởi hầu hết là đất xen kẹt. Thành phố và huyện Từ Liêm cần có giải pháp sử dụng diện tích đất nông nghiệp xen kẹt này để quy hoạch nông thôn không bị lem luốc và tránh lãng phí”.

“Khi đã là cư dân đô thị thì nhà cửa của từng gia đình làm nên bộ mặt của cả làng...”.

Bên cạnh những mặt tích cực, đô thị hoá cũng mang lại nhiều thách thức đối với công tác quản lý. Bà Ngô Thị Hạnh (thôn Phú Thứ, xã Tây Mỗ) thổ lộ: “Đi theo đô thị hoá là các tệ nạn xã hội như cờ bạc, lô đề, cá độ bóng đá... Nếu làng xóm mất an ninh, trật tự thì chưa thể xây dựng thành công NTM”. Ông Vũ Sĩ Khiết - Chủ tịch Hội ND xã Xuân Đỉnh cảnh báo, trong xây dựng NTM cần phải phòng ngừa các hoạt động mê tín dị đoan len lỏi vào các hoạt động phục hồi lại các lễ hội, nghi thức sinh hoạt dân gian...

Tại hội nghị, điều mà các đại biểu băn khoăn là làm thế nào để duy trì được NTM sau khi các xã đã đạt được tất cả các tiêu chí. “Giải pháp Hội đề ra trong xây dựng và duy trì các tiêu chí NTM là đề cao tính gương mẫu của cán bộ, tính tự giác của hội viên, ND” - ông Nguyễn Hữu Trí -Chủ tịch Hội ND huyện Từ Liêm nhấn mạnh.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập411
  • Máy chủ tìm kiếm12
  • Khách viếng thăm399
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại737,578
  • Tổng lượt truy cập90,800,971
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây