Học tập đạo đức HCM

Cao su - cây giảm nghèo ở miền núi Phú Yên

Thứ hai - 14/01/2013 04:07
Sau mía và sắn, cao su được xem là cây trồng chủ lực ở vùng miền núi tỉnh Phú Yên, tập trung tại hai huyện Sông Hinh và Sơn Hoà.
 

Người trồng cao su ở Phú Yên rất cần nhà máy chế biến mủ để chủ động giải quyết đầu ra-Ảnh: VGP/Nam Minh

Từ chỗ trồng thử nghiệm 50ha ở xã Ea Trol (huyện Sông Hinh) và xã Sơn Long (huyện Sơn Hoà), đến nay diện tích cao su ở Phú Yên đã lên đến 3.590 ha, trong đó gần 36% diện tích đã cho mủ.

 

Ông Nguyễn Trọng Tùng, Phó Giám đốc Sở NNPTNT Phú Yên, cho biết năm 2012 năng suất mủ đạt bình quân 1 tấn/ha với sản lượng 1.284 tấn, tăng 14,7% so năm 2011.

Hợp thổ nhưỡng, thu nhập cao

Tuy nhiên, theo nhiều người dân, cây cao su thường đạt năng suất từ 1,2-1,5 tấn/ha tuỳ theo thổ nhưỡng vùng trồng, thậm chí có nơi đạt 2 tấn/ha. Do đó, trong năm 2012, nông dân đã tự bỏ vốn trồng mới 453 ha. Năm 2012, giá mủ cao su dao động 20.000 đồng/kg, người trồng cao su có thu nhập từ 24-30 triệu đồng/ha, chỉ đứng sau cây mía.

Huyện Sông Hinh có gần 2.800 ha cao su, trong đó hơn 1.000 ha đã khai thác mủ, tăng 1,7 lần so cách đây hơn 1 năm, tập trung nhiều ở các xã phía Tây Nam của huyện như xã Ea Bar, Ea Ly và các thôn Vĩnh Sơn, Chứ Sai (xã EaTrol). 

Xã Ea Ly là địa phương trồng cao su nhiều nhất tỉnh Phú Yên với 320 ha, trung bình mỗi hộ trồng từ 1-10ha, trong đó 130 ha đã cho mủ với sản lượng năm 2012 khoảng 170 tấn. Ông Bàn Nguyên Thành, dân tộc Dao, ở thôn Tân Bình, xã Ea Ly, cho biết: “Gia đình tôi trồng 5 ha, trong đó một nửa diện tích đã cho mủ và vừa qua thu hoạch gần 3,5 tấn”.

Với điều kiện thổ nhưỡng phù hợp nên trong đề án xây dựng nông thôn mới, tất cả các xã ở huyện Sông Hinh đều quy hoạch trồng cây cao su và dự kiến đến năm 2015 đạt ít nhất 5.000 ha. Trong chiến lược phát triển kinh tế đến năm 2015, tỉnh Phú Yên quy hoạch diện tích cao su gần 13.000 ha từ đất rừng nghèo, đất nương rẫy, đất trống chưa sử dụng, trong đó hơn 7000 ha cao su tiểu điền do hộ gia đình trồng, còn lại các doanh nghiệp đầu tư.

Để giúp người dân mở rộng diện tích, UBND tỉnh Phú Yên đã hỗ trợ đầu tư 2 mô hình giảm nghèo bền vững bằng trồng cao su tại hai xã Ea Bia và Ea Bá (huyện Sông Hinh) với tổng kinh phí 300 triệu đồng, chủ yếu dùng hỗ trợ 100% cây giống theo định mức 600 cây/ha. Qua 2 mô hình này, 30 hộ nghèo là đồng bào dân tộc Ê đê trồng được 30 ha, đồng thời bà con được hướng dẫn kỹ thuật từ khâu trồng, chăm sóc đến khai thác mủ.

Chủ tịch UBND xã Ea Bia Niê Blý cho hay chu kỳ cây cao su đến khi khai thác mủ từ 6 - 8 năm, trong 3 năm đầu sẽ trồng xen canh cây ngắn ngày như bắp (ngô), mè (vừng), đậu phộng (đậu tương), dưa hấu… Đến kỳ khai thác, nếu tính năng suất 1,5 tấn mủ/ha thì mỗi hộ tham gia dự án thu nhập hàng năm khoảng 30 triệu đồng. Do đó, dự án trồng cây cao su theo hộ gia đình chắc chắn sẽ tạo điều kiện cho địa phương khai thác tiềm năng đất đai và nâng cao đời sống bà con đồng bào dân tộc.

Sớm xây cơ sở chế biến mủ tại chỗ

Theo Chủ tịch xã Ea Ly Nguyễn Phúc Thành, để phát triển cây cao su theo đề án xây dựng nông thôn mới của xã đến năm 2015 khoảng 500ha, phải giải quyết hai vấn đề là giúp dân có vốn đầu tư, đồng thời kiến nghị sớm xây dựng nhà máy chế biến mủ.

Ông Thành cho biết thêm, hiện mủ cao su trên địa bàn xã phải bán cho tư thương (cung cấp cho các nhà máy chế biến mủ ở tỉnh Đắk Lắk và Gia Lai). Chính vì thế, mặc dù có năm mủ cao su được giá nhưng người dân vẫn thua thiệt vì bị tư thương ép giá do chưa có nhà máy chế biến. Cụ thể, năm 2012, giá mủ cao su tại Ea Ly là 20.000 đồng/kg. So với năm 2011 có cao hơn 9.500 đồng/kg nhưng vẫn thấp hơn giá tại Đắk Lắk là 5.000 đồng/kg. Với năng suất mủ đạt từ 1,2 - 1,5 tấn/ha thì tính ra mỗi ha, người trồng cao su ở Phú Yên bị giảm thu nhập từ 6 - 7,5 triệu đồng. 

Từ năm 2008, UBND tỉnh Phú Yên lần lượt giao đất cho 2 đơn vị là Công ty cổ phần VRG Phú Yên thuộc Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam và Viện Nghiên cứu cây cao su Việt Nam trồng tập trung 5.000 ha và xây dựng 3 nhà máy chế biến mủ. Tuy nhiên, đến thời điểm này hai đơn vị này chỉ trồng vài trăm ha, đồng thời cũng chưa xây dựng nhà máy chế biến mủ nào.

Có thể nói, cao su là cây công nghiệp sẽ góp phần thay đổi diện mạo nông thôn và tăng thu nhập người dân vùng miền núi Phú Yên. Vì vậy rất cần sự đồng bộ trong việc xây dựng nhà máy chế biến mủ sẽ gây khó khăn đưa cây cao su trở thành một trong những cây trồng chủ lực ở Phú Yên.

Nam Minh
Theo baodientu.chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập298
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm296
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại804,919
  • Tổng lượt truy cập90,868,312
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây