Từ mô hình phát triển kinh tế tổng hợp, gia đình Tuấn đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu |
Sinh năm 1982, ở tuổi 23, Tuấn rời quê vào làm thợ điện cho một công ty tại khu công nghiệp Sóng Thần (Bình Dương) với mức lương 3,5 triệu đồng/tháng. Làm việc vất vả, lương vừa đủ chi tiêu, hàng tháng không có tiền gửi về giúp gia đình. Tuấn luôn trăn trở suy nghĩ và quyết định trở về quê hương lập nghiệp.
Vốn liếng, kinh nghiệm sản xuất còn ít, gia đình thuộc diện cận nghèo của xã, phụ thuộc vào nông nghiệp nên gặp rất nhiều khó khăn. Nhận thấy việc phát triển kinh tế tổng hợp đang được cấp ủy, chính quyền và các tổ chức, đoàn thể chú trọng, quan tâm, đầu năm 2008, sau khi được BCH Đoàn, chính quyền địa phương tạo điều kiện cho đi tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, Tuấn mạnh dạn dùng số tiền 100 triệu đồng tích góp được, vay mượn từ ngân hàng, người thân và bỏ nhiều công sức cải tạo vườn đồi để nuôi gà.
Cần cù, nắm vững kỹ thuật nuôi, sau 5 tháng, lứa gà đầu tiên, trừ chi phí, Tuấn đã trả được số tiền vay. Với mô hình nuôi gà thả vườn, trừ chi phí, mỗi năm, Tuấn thu lãi 50 triệu đồng.
Tận dụng diện tích đất đồi rộng, Tuấn đầu tư nuôi ong, làm chuồng nuôi thỏ… mỗi năm cho thu nhập gần 50 triệu đồng. Bên cạnh đó, sản phẩm cho thu nhập chính của gia đình Tuấn là nuôi hươu sao lấy nhung và sinh sản. Nhờ nắm vững kiến thức, trên cơ sở vốn sẵn có của gia đình, Tuấn vay thêm tiền làm chuồng nuôi hươu giống. Sau 3 năm, đàn hươu của gia đình Tuấn cho thu nhập gần 100 triệu đồng/năm.
Tháng 6/2011, việc chuyển đổi ruộng đất giai đoạn 2 tại địa phương hoàn tất, được BCH Đoàn hướng dẫn và hỗ trợ các vấn đề thủ tục, Tuấn mạnh dạn áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, vay vốn hỗ trợ mua 1 máy cày đất với số tiền 35 triệu đồng và máy tuốt lúa trị giá 20 triệu đồng từ chương trình hỗ trợ của Ngân hàng No&PTNT, phục vụ nhu cầu người dân; mỗi năm, lợi nhuận trên 30 triệu đồng.
Từ mô hình phát triển kinh tế tổng hợp, gia đình Tuấn đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu, ngoài ra còn tạo việc làm ổn định cho 2 ĐVTN với thu nhập hơn 1,5 triệu đồng/tháng và tạo việc làm thời vụ cho nhiều ĐVTN ở địa phương.
Khi hỏi về kinh nghiệm, Tuấn vui vẻ chia sẻ: “Đầu tiên phải cần cù, nhưng cũng phải chịu khó học hỏi thì mới thành công. Việc đa dạng hóa cây - con cũng rất quan trọng vì thực tế nếu một cây, con nào đó bất ngờ xảy ra dịch bệnh hoặc thay đổi về thị trường thì người chăn nuôi rất khó xoay xở. Thực tế thời gian qua, khác với nhiều hộ sản xuất theo mô hình kinh tế tổng hợp đang gặp khó khăn do suy thoái kinh tế, dịch bệnh, thiên tai và đầu ra sản phẩm, sản phẩm của tôi sản xuất ra vẫn ổn định và cho thu nhập cao”.
NINH HÀ
Nguồn: baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã