Học tập đạo đức HCM

Có chí thì... thu bạc tỷ

Chủ nhật - 19/08/2012 22:26
Trời không phụ người chịu khó, năm 2010 anh thu hơn 1 tỷ đồng, năm 2011 thu hơn 1,4 tỷ đồng từ cà phê.

Do đi xuất khẩu lao động phải về nước sớm, năm 2001, anh Hoàng Đức Thành vào xã Nghĩa Hưng (Chư Păh, Gia Lai) làm ăn với hành trang vỏn vẹn chỉ mấy bộ quần áo cũ. Thấy hoàn cảnh của anh như vậy, người bạn ở Kon Tum cùng đi xuất khẩu lao động cho anh vay ít tiền mua mảnh đất để làm ăn.

Thời bấy giờ, giá cà phê chỉ có 1.500 đồng/kg, không đủ trang trải chi phí. Nhiều người thấy trồng cà phê không hiệu quả bắt đầu đốn đi để trồng cây khác, nhưng anh Thành nghĩ: Làm nông nghiệp phải cần sự kiên trì. Không chỉ mua tài liệu kỹ thuật về tự học, anh còn khăn gói đi học cách trồng, chăm sóc cây cà phê để đạt năng suất cao.

Anh Hoàng Đức Thành bên vườn cà phê trĩu quả của gia đình.

Đúng như dự đoán của anh Thành, giá cà phê sau đó đã tăng dần. Thu nhập được cải thiện, có tiền, anh đào 2 đầm có diện tích 3.000m2 để nuôi cá. Tiền bán cà phê, bán cá, vợ chồng anh dành dụm mua đất. Sau gần 10 năm, vợ chồng anh đã có 9ha đất, gồm 7ha cà phê kinh doanh, 2ha trồng cây mắc ca và 500 trụ hồ tiêu. Anh cũng đang nuôi thử nghiệm đàn bò sinh sản…

Trời không phụ người chịu khó, năm 2010 anh thu hơn 1 tỷ đồng, năm 2011 thu hơn 1,4 tỷ đồng từ cà phê. Năm 2012 này, thêm nhiều diện tích cà phê đã cho trái, sản lượng sẽ tăng cao, anh dự kiến sẽ thu trên dưới 2 tỷ đồng. Đặc biệt, vườn mắc ca hơn 800 gốc đầy hứa hẹn, vì theo kết quả thực nghiệm tại Chư Păh, mỗi gốc đã cho chừng 12-13kg quả. Với thời giá hiện tại, vườn mắc ca sẽ cho vợ chồng anh gần 2 tỷ đồng/vụ.

Trải qua những tháng năm vất vả, cơ hàn nên anh Thành thấu hiểu cái khó, cái khổ của người nghèo. Vì vậy, không chỉ làm giàu cho mình, anh còn giúp đỡ gia đình anh Sơn, chị Phượng, chị Ngấn, anh Rơ Châm Bho... ở cùng xã trồng cà phê, mắc ca... Giờ đây các hộ này cũng đã có thu nhập ổn định.

Chúng tôi nhớ mãi lời anh Thành trước khi chia tay: “Thăng trầm trong cuộc đời mỗi con người chỉ là vết xước, nhưng cũng có thể trở thành vết thương nếu người ta không biết dùng thuốc chữa…”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập304
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm303
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại821,583
  • Tổng lượt truy cập90,884,976
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây