Học tập đạo đức HCM

Có của ăn, của để từ vốn ưu đãi

Thứ sáu - 25/07/2014 00:18
Trong cái nắng oi ả tháng 7, chúng tôi cùng lãnh đạo Ngân hàng CSXH huyện Giao Thủy, Nam Định về xã Giao Long kiểm tra trang trại nuôi tôm thẻ chân trắng của gia đình ông Nguyễn Ngọc Khảm (xóm 1) - hộ vay vốn giải quyết việc làm của Ngân hàng CSXH huyện.

Từng là bộ đội chiến đấu ở chiến trường miền Nam, sau khi xuất ngũ trở về quê hương, ông Khảm trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế cho gia đình nhưng “tài sản” của ông chỉ có 2 bàn tay trắng. “Quê tôi chủ yếu là đất ven biển nên rất khó khăn cho sản xuất nông nghiệp. Trồng lúa thì bấp bênh, lúc được lúc mất” - ông Khảm tâm sự.

Trong lúc “trăm cái khó” bủa vây, ông Khảm đã nhìn thấy hy vọng khi năm 2009 ông được Ngân hàng CSXH huyện cho vay 20 triệu đồng chương trình giải quyết việc làm. “Có tiền, tôi đấu thầu 1ha đất hoang hóa của xã để cải tạo thành các ao nuôi cá vược. Nhờ nhanh nhạy nắm bắt kỹ thuật, chăn nuôi có hiệu quả sau 2 năm gia đình tôi đã trả hết nợ ngân hàng”- ông Khảm chia sẻ.

Cuối năm 2012, thấy nhiều mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong tỉnh có hiệu quả, ông có ý định chuyển đổi nhưng số vốn đầu tư vào con tôm tương đối lớn. Đang loay hoay không biết xoay xở thế nào, ông tiếp tục được Ngân hàng CSXH huyện cho vay 100 triệu đồng chương trình giải quyết việc làm.

“Được tiếp thêm vốn, tôi đấu thầu thêm 1ha nữa, cùng với chuyển đổi diện tích có trước đó tôi mua tôm giống ở các trại thủy sản trong tỉnh về thả nuôi. Đồng thời, tôi tham gia các lớp tập huấn do Hội Cựu chiến binh phối hợp với Ngân hàng CSXH tổ chức nên tôi hoàn toàn yên tâm với hướng đi mới này”.

Giờ đây ông Khảm đã có thể thở phào nhẹ nhõm vì tôm đã cho thu hoạch với năng suất cao. Trung bình ông thu 12 tấn/năm, bỏ túi gần 600 triệu đồng/năm.

“Nhờ vốn vay ưu đãi mà gia đình tôi đã có của ăn của để nuôi 4 con ăn học thành tài. Vui hơn, trang trại của tôi còn tạo việc làm thường xuyên cho 6 lao động địa phương với lương 4-5 triệu/tháng”- ông Khảm cho hay.

Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập248
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại718,541
  • Tổng lượt truy cập90,781,934
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây