Học tập đạo đức HCM

Độc đáo “xe đạp cày đa năng” bằng sắt phế liệu

Thứ năm - 21/05/2015 23:50
Tận dụng đồ phế liệu của chiếc xe đạp đã cũ và các vật dụng khác, lão nông Lương Minh Đồng (59 tuổi, thôn Ngọc Thạch, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam) đã sáng chế ra chiếc “xe đạp cày đa năng” có một không hai để giúp người nông dân giảm được chi phí cày bừa trên đồng ruộng.

Đam mê nghề rèn và đến với nó như một cơ duyên tiền định, lão nông Lương Minh Đồng ngày đêm cần mẫn kiếm cơm bằng đam mê của mình. Và rồi từ đây, biệt danh “nhà sáng chế sinh ra từ làng” được mọi người đặt cho lão nông đặc biệt này. Từ sáng sớm, lò rèn lụp xụp nằm ven đường Quốc lộ 14B, xã Đại Hồng đã vang vọng tiếng bủa búa, đập sắt.

 

Doc dao “xe dap cay da nang” bang sat phe lieu
 
 Ông Đồng bên chiếc cày chế từ sắt phế liệu

Chiếc xe đạp cũ được ông Đồng giữ lại cái ghi đông, phụt và vành bánh trước của xe đạp và tận dụng các tấm thép hoặc sắc để làm lưỡi cày. Các lưỡi cày được gắn với sườn xe và thiết kế theo các chức năng riêng (cày sâu cạn, xa gần) đều được. Phía trên là ghi đông cầm để điều khiển chiếc cày. Mọi công đoạn được lão nông này làm một cách nhanh chóng, tỉ mỉ từng chút. Trông chiếc xe đạp cày này khá đơn giản, nhưng có khá nhiều công năng, giúp người nông dân làm đất, rạch hàng tỉa hạt, vun hàng, xới cỏ…

Nếu như trước đây làm một sào đất màu, chỉ tính riêng công làm đất, rạch hàng tỉa hạt, vun hàng, xới cỏ… ít nhất phải tốn 10 - 15 công, nhưng khi sử dụng chiếc xe đạp cày đa năng này sẽ tiết kiệm từ 5 - 6 công. Tiếng lành đồn xa, dần dần nhiều nông dân trong huyện, tỉnh rồi ở khắp nơi từ Bắc đến Tây Nguyên, Đồng bằng sông Cửu Long… đều tìm đến đặt hàng. Theo ông Đồng, một ngày ông chỉ có thể làm được 2 - 3 chiếc xe đạp cày hoàn chỉnh nên nhiều người phải đặt trước rất lâu, nhất là đến ngày mùa, cái xưởng nhỏ của ông lại tất bật khách qua lại.

“Hồi mới xuất xưởng, giá một chiếc cày chừng 50.000 - 80.000 đồng/chiếc (tùy theo nhu cầu của khách), số tiền này hồi ấy lớn lắm, nhưng bây giờ giá bán 300.000 đồng/chiếc, trừ công, chi phí nguyên vật liệu khác… mỗi chiếc kiếm được chừng 100 - 150.000 đồng. Mặc dù thu nhập không cao, nhưng cũng nhờ nghề rèn mà tôi mới nuôi nổi 6 đứa con”, ông Đồng chia sẻ.

Lão nông Nguyễn Văn Tám (xã Đại Hồng) cho biết: “Nhà tôi làm 5 sào đất màu, trước đây mỗi lần cày đất để chuẩn bị gieo giống thì phải làm cả nhiều ngày, tốn hàng chục công lao động. Nhờ chiếc cày của ông Đồng, 2 vợ chồng tôi chỉ cần làm vài ngày vừa cày, gieo giống là xong. Trông chiếc cày xe đạp này khá đơn giản, nhưng giúp nông dân làm đất rất khỏe, giá cả lại hợp túi tiền với nhà nông chúng tôi”.

“Chỉ cần dùng sức đẩy nhẹ của phụ nữ là có thể cày đất theo quy trình của mình. Giờ trong thôn nhà nào cũng có 1 đến 2 chiếc cày đẩy đa năng do ông Đồng sáng chế…”, ông Tám nói.

Mời bạn đọc Dân Việt cùng quan sát quy trình chế ra chiếc cày đa năng đặc biệt này

 

Doc dao “xe dap cay da nang” bang sat phe lieu
 
Lò rèn của lão nông Lương Minh Đồng nằm ven đường quốc lộ 14B (thôn Ngọc Thạch, xã Đại Hồng, huyện Đại Lộc, Quảng Nam).

 

Doc dao “xe dap cay da nang” bang sat phe lieu
 Xử lý sắt qua nhiệt độ cao từ lò lửa.
Doc dao “xe dap cay da nang” bang sat phe lieu
Nghề rèn là đam mê và kế sinh nhai của lão nông đa tài này.

 

 

Doc dao “xe dap cay da nang” bang sat phe lieu

Doc dao “xe dap cay da nang” bang sat phe lieu
Cần mẫn tái chế từ bánh xe đạp bỏ đi để làm cày đa năng.

 

Doc dao “xe dap cay da nang” bang sat phe lieu
 
Doc dao “xe dap cay da nang” bang sat phe lieu
Tay cầm cày được lão nông Lương Minh Đồng “hồi sinh” từ tay cầm xe đạp.

 

Doc dao “xe dap cay da nang” bang sat phe lieu
 Rất đông nông dân tìm đến lò rèn để chiêm ngưỡng chiếc cày tái chế từ xe đạp cũ cho hiệu quả cao này.
Theo danviet.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập359
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại811,285
  • Tổng lượt truy cập90,874,678
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây