Điển hình từ xã
Làm thủy lợi phục vụ dồn điền đổi thửa ở Thanh Chương. |
Trước những khó khăn ấy, cấp ủy Đảng, chính quyền xã thống nhất chủ trương quy hoạch ruộng đất để bà con nhận những vùng đất gần, đất tốt, thuận lợi; còn diện tích đất xấu, vùng xa, thấp trũng đưa vào làm quỹ đất công. Đồng thời, tổ chức cho nhân dân tự bình các loại ruộng và tiến hành phân chia ra làm 7 hạng, từ đó tính hệ số đất quy đổi giao cho các hộ; nếu hộ nào nhận ở vùng ruộng đất tốt, gần thì diện tích ít, nhận ở vùng xấu, xa thì diện tích lớn hơn. Không chỉ dừng lại ở việc thực hiện DĐĐT theo chủ trương, một số hộ có ruộng đất liền vùng còn tiếp tục dồn lại để trở thành ô thửa lớn hơn. Nhờ đó, tính đến thời điểm này, Thanh Lĩnh đã thực hiện xong việc DĐĐT ở 164ha ruộng lúa, trong đó có 70% số hộ sở hữu 1 thửa ruộng tại 1 vùng.
Có thể nói, cái được lớn nhất của quá trình DĐĐT là ruộng của các hộ dân được quy về một mối, tạo điều kiện để nông dân đầu tư sản xuất. Ông Nguyễn Trường Tam, Bí thư Đảng ủy xã khẳng định: "DĐĐT quả là một công việc khó nhưng nếu được thực hiện dân chủ, công bằng trên cơ sở lợi ích của từng hộ và của tập thể đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất và quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền thì sẽ thành công".
Theo kế hoạch, Thanh Lĩnh đang tiếp tục chỉ đạo để hoàn thành DĐĐT ở 80ha đất màu, phấn đấu hoàn thành việc DĐĐT vào cuối năm 2012.
Sức mạnh từ sự đồng thuận
Bắt đầu từ tháng 6/2010, huyện Thanh Chương triển khai thực hiện đề án chuyển đổi, chuyển nhượng ruộng đất lần 2. Trong quá trình triển khai, cấp ủy, chính quyền các cấp đã thực hiện chặt chẽ quy trình 4 bước, từ công tác chuẩn bị lập, điều chỉnh bổ sung quy hoạch đến đào đắp giao thông, thủy lợi nội đồng theo phương án quy hoạch đã thống nhất; tổ chức kiểm kê quỹ đất, rà soát số hộ, số khẩu, ghép nhóm bốc thăm nhận ruộng tại vị trí ruộng mới và lập sổ quy chủ tạm thời. Nhiều địa phương như Thanh Giang, Thanh Ngọc, Thanh Mai, Đồng Văn, Hạnh Lâm, Thanh Lĩnh... chuyển đổi ruộng đất khá nhanh gọn. Cán bộ từ xã đến xóm rất trăn trở, trực tiếp lội ruộng để khảo sát thực địa, xác định các tuyến đường giao thông, thủy lợi hợp lý để quy hoạch có chất lượng; trực tiếp tham gia hội nghị đoàn thể để tuyên truyền, giải thích, vận động nhân dân; ưu tiên người dân lựa chọn, bốc thăm nhận ruộng trước, cán bộ, đảng viên nhận sau.
Nhờ sự quyết tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, đến nay, đã có 9 xã trong huyện cơ bản hoàn thành việc chuyển đổi ruộng đất (bình quân mỗi hộ được nhận 3 vùng, bao gồm cả vùng màu và ruộng lúa); 6 xã đang thực hiện bước 4, kiểm kê lại quỹ đất, rà soát số hộ, số khẩu, ghép nhóm, ghép vùng, bốc thăm nhận ruộng và giao ruộng tại thực địa; 15 xã thực hiện bước 3 làm giao thông, thủy lợi nội đồng. Các xã còn lại đang tiến hành bước 2, lập, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng.
Ông Phan Đình Hà, Phó chủ tịch UBND huyện Thanh Chương khẳng định: "Thành công trong công tác DĐĐT đã góp phần đem lại bộ mặt mới cho nhiều khu vực nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Chương; khắc phục tình trạng ruộng đất manh mún, tạo điều kiện hình thành một số vùng sản xuất tập trung, khuyến khích nông dân đầu tư, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, thủy sản, tạo bước chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hóa".
Theo kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã