Học tập đạo đức HCM

Hà Tĩnh: Nuôi hươu theo chuỗi giá trị: Xóa bỏ lối chăn nuôi truyền thống

Thứ tư - 28/10/2015 03:53
Dự án nuôi hươu theo chuỗi giá trị với nhiều lợi thế của Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh (Mitraco) được kỳ vọng sẽ “làm nên chuyện”. Qua 3 tháng triển khai, dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng những tín hiệu tích cực cho thấy, trong tương lai gần, lối chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ, manh mún sẽ bị xóa bỏ.

Dự án nuôi hươu theo chuỗi giá trị (tên đầy đủ Dự án Trung tâm hươu giống và các sản phẩm chế biến từ nhung hươu Hà Tĩnh) được thực hiện từ tháng 7/2015 trên địa bàn các xã Sơn Tây, Sơn Quang, Sơn Lĩnh (Hương Sơn) với diện tích 30 ha. Tuy vậy, dự án khởi động với muôn vàn khó khăn khi gần như bắt đầu từ số 0.

“Cơ sở vật chất của chúng tôi tiếp quản từ Công ty Cổ phần Hươu giống Hương Sơn (cũ) hiện đã xuống cấp trầm trọng, Không chỉ vậy, việc thu hồi đất vẫn còn vướng mắc nên đến thời điểm hiện tại, công ty vẫn chưa đủ mặt bằng sạch để đầu tư “phủ kín” dự án”, Giám đốc Công ty Cổ phần Hươu giống Hương Sơn - Nguyễn Mạnh Tuấn bộc bạch.

So với các vật nuôi khác, chi phí đầu tư nuôi hươu ban đầu không nhiều, không tốn thời gian chăm sóc và đặc biệt, mang lại giá trị kinh tế cao. Hơn nữa, hươu là loại động vật rất sạch, ít khi bị bệnh. Thức ăn của hươu chủ yếu là lá, củ, quả, đặc biệt, chúng rất thích ăn chuối, đậu bắp. Đây cũng là những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, cần thiết để tăng sức khỏe cho hươu, nhất là trong thời gian trước và sau khi cắt nhung, sinh sản.

Đi ngược với cách nuôi hươu trong chuồng truyền thống, công ty chọn cách chăn thả tự nhiên. Phương pháp này giúp hươu nhanh thích nghi với môi trường và tăng sức đề kháng. Nhất là khi đồng cỏ Sơn Quang từ lâu vốn được mệnh danh là nơi chăn thả lý tưởng của loài hươu. Đặc biệt, vào mùa giao phối, cách nuôi tự nhiên giúp người chăm sóc dễ quan sát và điều chỉnh các biểu hiện của vật nuôi. Công ty đã đầu tư chỉnh trang cơ sở vật chất, các hàng rào sắt, lối dẫn hươu và có hỗ trợ kỹ thuật nhằm tạo điều kiện sinh trưởng tốt nhất cho vật nuôi. Hươu được chăm sóc và ăn uống theo chế độ dinh dưỡng riêng, phù hợp với mức độ phát triển của từng thời kỳ.

Thông thường, hươu khi đã trưởng thành nặng khoảng 120 kg. Chỉ sau 1 năm nuôi dưỡng, hươu đực bắt đầu ra sừng (nhung). Mỗi cặp nhung nặng từ 0,5-0,7 kg và nếu hươu được ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, có thể cho những cặp nhung nặng trên 1 kg. Mỗi năm, hươu cho cắt nhung từ 1 - 2 lần. Khi lấy nhung phải dùng dụng cụ sắc như cưa và được khử trùng cẩn thận. Sau khi cắt, phải tiến hành cầm máu nhanh để tránh mất sức và cho hươu ăn nhiều hơn ngày thường bằng cách bổ sung tinh bột. Tuổi thọ của hươu sao khoảng 30 năm, trong đó, cho sinh lợi từ 20-25 năm. Nuôi hươu đưa lại lợi nhuận gấp 5 lần so với vật nuôi khác, thị trường giá cả ít biến động. Từ 44 con giống ban đầu, sau 3 tháng, công ty đã có 100 con. Những con không đạt yêu cầu sẽ bị loại thải.

Thời gian tới, Công ty sẽ đi theo 3 hướng phát triển chiến lược. Ngoài mở rộng thành trung tâm nghiên cứu lai tạo giống nhằm thu hút các nhà khoa học ở Nga và Canada; Công ty Cổ phần Hươu giống Hương Sơn còn hình thành các vùng dược liệu phục vụ cho việc sản xuất thuốc và thực phẩm chức năng. Không dừng lại ở đó, trong tương lai, nơi đây sẽ trở thành khu du lịch sinh thái, tạo cảnh quan đẹp giữa đại ngàn và hấp dẫn khách tham quan.

Trước mắt, chúng tôi vừa phải tập trung sản xuất 500 giống trong năm nay, vừa xây dựng nhà máy. Công ty hiện có 9 người, trong tương lai, dự kiến cần đến 100 lao động với mức thu nhập hơn 4 triệu đồng/người. Nhà máy đi vào hoạt động sẽ ưu tiên lao động tại chỗ, có kinh nghiệm, nhiệt huyết với công việc.

“Khi Việt Nam gia nhập các tổ chức quốc tế khác sẽ tiến tới nền sản xuất hàng hóa khép kín và đảm bảo tiêu chuẩn quốc tế. Chính vì vậy, cách nuôi truyền thống rất khó để cạnh tranh. Và dự án của chúng tôi có thể được xem là việc đi tắt đón đầu trong xu thế hội nhập” - Giám đốc Nguyễn Mạnh Tuấn tin tưởng.

Hiện các cơ quan chuyên môn vẫn chưa xác định rõ hươu là động vật hoang dã hay là vật nuôi truyền thống. Việc lấp lửng giữa hai khái niệm này gây không ít khó khăn cho công ty trong vấn đề vận chuyển, bởi trong khi vật nuôi chỉ cần kiểm dịch thì động vật hoang dã phải có giấy chứng nhận của lực lượng kiểm lâm.

Nguồn: báo Hà Tĩnh

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập82
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm81
  • Hôm nay40,246
  • Tháng hiện tại1,082,265
  • Tổng lượt truy cập92,255,994
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây