Bước đầu giải quyết nhu cầu con giống
Kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá lăng chấm (Hemibagrus guttatus; Lacépède, 1803) đầu tiên được thực hiện thành công tại Viện Nghiên cứu NTTS I từ năm 2004. Sau thành công này, kỹ thuật được chuyển giao đến nhiều địa phương như: Hòa Bình, Phú Thọ,… Việc chuyển giao thành công quy trình sản xuất giống giúp người nuôi cá tại địa phương chủ động được nguồn giống.
Mới đây, Chi cục Thủy sản Tuyên Quang đã cho đẻ thành công cá lăng chấm bằng phương pháp sinh sản nhân tạo. Với tỷ lệ thụ tinh đạt trên 60%; tỷ lệ nở trên 45%; Chi cục đã ương nuôi 10.200 cá bột, sau 15 ngày thu được gần 6.000 con cá hương, tỷ lệ sống đạt 58%. Nuôi cá hương lên cá giống, sau 30 ngày thu được trên 3.000 con, tỷ lệ sống 51,5%. Hiện, Chi cục đang tiến hành hoàn thiện quy trình sản xuất nhân tạo. Bằng phương pháp sinh sản nhân tạo, cá lăng chấm giống có khả năng tăng trọng nhanh. Sau 6 - 8 tháng, cá đạt trọng lượng 300g/con, so với trong tự nhiên phải mất 1 năm.
Thành công này sẽ giúp phát triển nghề nuôi cá ở địa phương, nhất là nuôi cá lồng bè trên sông, trên hồ thủy điện, bởi riêng hồ thủy điện Tuyên Quang (diện tích hơn 8.000 ha) không chỉ khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên mà người dân thuộc diện tái định cư vùng hồ thủy điện còn tận dụng mặt nước để nuôi cá lồng hiệu quả, trong đó có loài cá lăng chấm cùng với các loài cá khác như cá chiên, cá bỗng…
Còn nhiều khó khăn
Để nuôi thương phẩm loài cá này có hiệu quả, theo ông Nguyễn Đức Tuân (Viện Nghiên cứu NTTS I) thì ao nuôi cá phải có nguồn nước sạch, có thể thay nước chủ động; thức ăn cho cá (cá tạp tươi) phải đầy đủ, dễ kiếm và quản lý môi trường nuôi chặt chẽ.
Điểm hạn chế lớn nhất của loài cá này là thời gian sinh trưởng tương đối chậm, sau khoảng 2 năm nuôi thương phẩm cá đạt từ 1,5 - 2kg. Điều này rất khó với những hộ nuôi ít vốn, đầu tư thấp. Bên cạnh đó, triển khai nuôi thử nghiệm ở nhiều địa phương lại thu được kết quả khác nhau, năng suất chưa đạt như ý muốn.
Để giải quyết những khó khăn trên, cần phải nghiên cứu thêm về quy trình sinh sản nhân tạo cũng như nuôi thương phẩm, bởi cá lăng chấm là loài cá hoang dã, kỹ thuật sản xuất giống tương đối khó không như các đối tượng cá truyền thống khác. Đây cũng là loài mới, kinh nghiệm nuôi chưa nhiều nên cũng ảnh hưởng đến năng suất của cá nuôi.
>> Lăng chấm là loài cá hoang dã quý hiếm, phân bố trên hệ thống sông Hồng. Thịt cá thơm ngon, không có xương dăm và được coi là một trong những đặc sản hàng đầu của miền Bắc. Tuy nhiên, sản lượng cá lăng chấm trong tự nhiên đang giảm sút nghiêm trọng do bị khai thác quá mức. |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã