Từ cuối những năm 90, với diện tích tính từ mặt đường đến chân đê là khá lớn, nếu để không sẽ lãng phí một lượng đất phù sa màu mỡ khá lớn. Vì vậy, được sự khuyến khích của trạm khuyến nông huyện và UBND các xã, nhân dân dọc hai bên bờ đê sông Hồng đã đưa giống chuối gòng, giống chuối có từ lâu về trồng tại ven chân đê.
Đây là mô hình có nhiều lợi ích bởi, trước mắt và lâu dài, giống chuối gòng là loại cây mọc thành từng cụm, rễ ăn không sâu như rễ tre nên có tác dụng giữ đất rất cao. Có chuối mọc trên chân đê sẽ hạn chế được đê bị sạt lở vào những mùa nước lên. Đồng thời thay thế cho cây tre, loại cây ăn sâu, rất có khả năng mang lại sự rò rỉ đất tại các diện tích đê.
Chuối gòng (Hay còn gọi là cuối cơm tây), cây cao, sinh trưởng nhanh trên các diện tích đất ẩm, màu mỡ, thời gian cho quả ngắn và sản phẩm được thị trường ưa chuộng, giá thành vượt hơn chuối tiêu và các giống chuối khác. Quả chuối ngắn và mập hơn chuối tiêu, ăn thơm và bổ dưỡng. Biết được đặc điểm sinh trưởng của chuối gòng, với sự tận dụng các diện tích ven chân đê, người dân dọc hai bên bờ sông Hồng đã nhiều năm nay đồng loại chồng chuối.
Tại các xã như Liên Phương, Đan Thượng, Phụ Khánh, Y Sơn, Hậu Bổng là các địa phương có diện tích chuối khá lớn. Riêng xã Đan Thượng có 12km chân đê được người dân trồng chuối, Y Sơn có 8km, Liên Phương có 16km. Do thời gian sinh trưởng và cho quả nhanh, chỉ trong vòng 3 tháng là chuối cho thu hoạch và chuối gòng có thể ra quả quanh năm nên trong năm, hầu như tháng nào người dân cũng có chuối thu hoạch. Sau khi cây già cho buồng thì cây non lại trổ hoa và gối nhau liên tiếp.
Với thị trường hiện nay, cây chuối gòng ở Hạ Hòa đã mang lại cho người dân nguồn thu đáng kể. Bởi đây là giống chuối được chồng ở chân đê, có phù sa màu mỡ nên người dân không phải chăm sóc và bón phân như trồng trên núi nên đã bớt được chi phí ban đầu. Hiện nay, giá bán một nải chuối giao động từ 15-20 ngàn đồng, một buồng chuối xanh bán ra thị trường mang lại cho người dân từ 85-90 ngàn đồng. Ngoài ra, bắp bi chuối còn là mặt hàng được thị trường ưa chuộng vì đây là nguyên liệu của nộm hoa chuối rất phổ biến.
Theo lãnh đạo UBND các xã vùng ven đê Hạ Hòa thì trong thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai, các xã sẽ tiếp tục khuyến khích người nông dân trồng và quy hoạch vùng chuối đặc sản theo hướng sản xuất hàng hóa. Đây là cơ hội để người nông dân tăng thu nhập và vươn lên thoát nghèo.
theo Website Hội NDVN
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã