Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ mô hình trồng dưa lưới trong nhà lưới cải tiến

Thứ ba - 24/07/2012 20:42
Mô hình trồng dưa lưới trong nhà lưới cải tiến đang mang lại hiệu quả cho bà con nông dân ở nhiều địa phương. Áp dụng mô hình này, bà con không cần một hệ thống nhà kính, nhà lưới kiên cố để trồng dưa, đồng thời lại rất cơ động và hạn chế thấp nhất dịch bệnh hại cây. Nhờ vậy, giúp người trồng giảm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế.
 
Áp dụng cách chăm sóc mới
Toàn bộ diện tích trồng dưa được che phủ kín bằng lưới cước. Việc sử dụng loại lưới che phủ này giúp hạn chế các đối tượng sâu bệnh, côn trùng gây hại từ bên ngoài vào, tạo điều kiện tiểu khí hậu mát mẻ cho cây dưa phát triển thuận lợi, trong khi lại có mức chi phí thấp hơn nhiều so với hệ thống nhà lưới, nhà màn kiên cố.
                                          
                                                Trồng dưa lưới bằng hệ thống lưới phủ đơn giản 

Mỗi cây dưa được trồng trong một bầu giá thể tơi xốp, nhiều dinh dưỡng. Các bầu cây được đặt sát nhau trên mặt luống. Như vậy, có thể gia tăng mật độ cây so với cách trồng ngoài đất, đặc biệt, giúp cho bộ rễ cây nhanh phát triển, hút dinh dưỡng tốt hơn.
Khi cây dưa có tua cuốn, mỗi cây sẽ được treo lên từng sợi dây nối với hệ thống khung giàn cố định để lá phân bố đều, không bị trầy xước hay dập nát.
Hệ thống tưới bao gồm bể chứa, bể lắng lọc, hệ thống tiêm hóa chất để bón phân, thiết bị hẹn giờ và các ống nhánh có nhiều lỗ nhỏ li ti, có khoảng cách đều. Nước được tưới trực tiếp vào vùng rễ ở mức vừa đủ nhu cầu của cây, tạo điều kiện tốt nhất cho cây phát triển.
Ngoài tác dụng cung cấp nước sạch cho cây, tưới nước theo phương pháp này sẽ giúp chủ động phân phối đều dinh dưỡng được hòa tan cùng nước tưới, đồng thời, có thể tiết kiệm một lượng nước khá lớn. 
                                          
                                        Sử dụng hệ thống tưới nước nhỏ giọt đem lại hiệu quả cao

Đặc biệt, trong mùa khô hay ở những vùng khô hạn, hệ thống tưới nhỏ có thể giúp hạn chế được dịch hại vì lá cây không bị ướt. Cỏ dại vì vậy cũng bị hạn chế rõ rệt.
TS Đào Xuân Thắng, Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm đánh giá: “Đây là một cái mô hình canh tác rất mới, có ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao nhưng mà cách sử dụng rất đơn giản, canh tác trong cái nhà màn đơn giản.”
Với hình thức canh tác này, TS Thảng lưu ý bà con cần hạn chế số quả trên cây. Mỗi cây duy trì từ 1-2 quả dưa. Bởi việc hạn chế số lượng quả như vậy sẽ giúp cây có đủ dinh dưỡng để nuôi quả. Từ đó trọng lượng quả và chất lượng có thể đạt mức tối đa.
Chi phí thấp hơn, lợi nhuận cao hơn
Để áp dụng mô hình này,, TS Thảng cho biết cần đầu tư khoảng 100 nghìn đồng trên 1m2 cho tất cả hệ thống. Tức là thấp hơn rất nhiều so với canh tác trong hệ thống nhà lưới, nhà kính kiên cố. Đồng thời kiểu nhà lưới cải tiến này có thể giúp bà con thực hiện luân canh cây trồng hiệu quả hơn như 2 hai vụ dưa + 1 vụ ớt ngọt hoặc 1 vụ cà chua cao cấp hoặc một vụ hoa phục vụ dịp tết. 
                                        
                                   Trồng dưa lưới có thể kết hợp với trồng nhiều vụ cây, hoa khác

“Mỗi ha chúng ta trồng cỡ khoảng 2,5 vạn – 3 vạn cây dưa này. Như vậy, chúng ta có thể thu hoạch xấp xỉ 60tấn, ít nhất 40 tấn. Với giá bán 15-25.000/kg như hiện nay,  1ha  thu nhập tới vài trăm triệu. Trừ chi phí đầu tư đi, nếu làm khéo thì chỉ khoảng 1.5- 2 năm là người trồng có thể hoàn vốn.”- TS Thảng phân tích về hiệu quả kinh tế mà mô hình trồng dưa lưới theo hướng công nghệ cao mang lại.
Hiện nay, mô hình trồng dưa chất lượng cao như dưa lưới khá phổ biến ở nhiều địa phương. Việc ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất dưa lưới tạo ra sản phẩm chất lượng, sạch bệnh và an toàn thực phẩm đang là hướng phát triển mới, bền vững. Mô hình này giúp đẩy mạnh sản xuất tiến tới nền nông nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất.

Thực hiện: Xuân Quân
Ảnh: Như Ý
Nguồn:vtc16.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập389
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm380
  • Hôm nay47,044
  • Tháng hiện tại737,700
  • Tổng lượt truy cập90,801,093
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây