Học tập đạo đức HCM

Kỹ sư bỏ việc về quê đầu tư tiền tỷ làm trang trại rau sạch

Thứ năm - 06/04/2017 00:48
Tốt nghiệp ĐH Bách khoa, nhưng anh Trần Trọng Việt, xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc (Nam Định) lại chọn rẽ ngang với nghề làm nông. Hiện, anh Việt đang có trang trại trồng rau, củ, quả theo hình thức công nghệ cao từ nhà kính cho đến hệ thống tưới nhỏ giọt.

Kiên trì với nông nghiệp sạch

Bỏ ngang công việc đang làm để trở về quê dấn thân vào lĩnh vực nông nghiệp là quyết định được đưa ra sau những tháng ngày rất trăn trở của anh Trần Trọng Việt. “Mình xuất thân là con nhà nông, mỗi lần về quê lại thấy người nông dân chân lấm, tay bùn, làm rất nhiều nhưng thu lại chẳng được bao nhiêu. Rồi công nghiệp hóa xuất hiện, nhiều người cũng không thiết tha gì với hoạt động nông nghiệp, người trẻ bỏ đi làm công nhân, ở nhà chỉ còn người già sản xuất cầm cự. Nhiều diện tích đất bồi, đất bãi ngày xưa là cả cánh đồng xanh ngút ngát giờ bỏ hoang, nhìn mà thấy tiếc. Thêm lúc đó, mình cũng tìm hiểu nhu cầu, xu hướng của người tiêu dùng. Ai cũng khát thực phẩm sạch nhưng không biết tin tưởng ở đâu. Thế là mình quyết định bỏ việc về nhà làm trang trại” – Việt chia sẻ.

 ky su bo viec ve que dau tu tien ty lam trang trai rau sach hinh anh 1

Trồng rau nhà kính đã giúp anh Việt giảm được chi phí nhờ ít sâu bệnh và ít công chăm sóc. Ảnh: B.H

Đầu tư vào nông nghiệp rủi ro rất cao và gặp rất nhiều khó khăn, nhất là vốn. Nhưng khi đã có hướng đi đúng và đầu tư bài bản ngay từ đầu, mô hình sẽ cho ra hiệu quả kinh tế cao. Không những làm giàu cho mình mà còn tạo việc làm cho bà con địa phương. 

Anh Trần Trọng Việt, xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc (Nam Định)

Hướng đi của Trần Trọng Việt cũng khác hẳn mọi người. Anh không bỏ việc về trồng rau như mọi người mà đi khắp nơi tham khảo, nghiên cứu để học các mô hình trồng rau sạch, rau hữu cơ và sản xuất nông sản an toàn. Khi đến các nơi, anh thấy người ta trồng rau sạch cho năng suất tốt đều áp dụng phương pháp làm nông nghiệp công nghệ cao. Rau được trồng theo quy trình khép kín, chọn lựa kỹ càng từ chất đất, nguồn nước tới các loại phân bón.

Tháng 9.2014, anh Việt về quê đấu thầu gần 4.000m2 đất ở gần sông Châu Giang, xã Mỹ Thắng để làm trang trại. Anh cũng áp dụng cách thức trồng rau theo các mô hình đã được tham quan. Rau trồng hoàn toàn không dùng bất cứ loại thuốc trừ sâu nào, chỉ dùng phân hữu cơ và các chế phẩm sinh học. “Trồng theo phương pháp này cũng mất nhiều công sức lắm. Vào mùa xuân, mưa nhiều, cỏ mọc tràn ra nhưng toàn phải nhổ cỏ bằng tay. Nhiều bác công nhân mình thuê, thấy thế cứ lắc đầu bảo, sao không phun thuốc trừ cỏ đi, làm có lần là xong. Nhưng tôi không cho, và phải giải thích từ từ cho các bác hiểu, tác hại của việc dùng thuốc trừ cỏ ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe con người và sản phẩm. Trong quá trình canh tác, tôi cũng hoàn toàn không sử dụng chế phẩm hóa học để phun tưới lên rau. Thay vào đó, để phòng trừ sâu bệnh gây hại, bà con dùng tỏi, gừng giã nhuyễn trộn với rượu để phun lên rau hoặc dùng phương pháp dẫn dụ bắt thủ công. Sau rồi, các bác cũng mới quen dần với cách làm này” – anh Việt cho hay.

Với phương châm làm nông nghiệp công nghệ cao, anh Việt đã thế chấp toàn bộ nhà đất và vay của người thân, bạn bè hơn 1 tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng trang trại, xây dựng 2 khu nhà kính, đồng thời nhập hệ thống tưới nước nhỏ giọt về lắp đặt phục vụ sản xuất. Anh Việt cho biết, tưới nhỏ giọt là kỹ thuật tưới cung cấp nước vào đất dưới dạng các giọt nước nhỏ ra đều từ thiết bị tạo giọt đặt tại một số điểm trên mặt đất gần gốc cây. Hiện nay, hệ thống tưới nhỏ giọt là biện pháp tưới tiêu tiết kiệm nước nhất, giảm từ 30 - 60% nước so với phương pháp tưới truyền thống. Hệ thống này còn được sử dụng để tưới phân cho cây trồng với liều lượng vừa đủ thông qua hệ thống đường ống, máy bơm và có thể kết nối với hệ thống máy tính kiểm soát độ ẩm của đất giúp cây trồng phát triển tốt nhất.

Càng làm càng hiệu quả

Sau 3 năm phát triển, anh Việt đã có một khu trang trại khang trang với nhà kính và hệ thống tưới nhỏ giọt hiện đại. Ngoài các cây trồng thông thường như rau, củ truyền thống, anh còn đưa vào thử nghiệm một số giống mới dưa lưới, cà chua bi giống Nhật. “Qua thực tế, tôi thấy muốn phát triển nông nghiệp kiểu hàng hóa phải lắp đặt hệ thống nhà kính như thế này, không những giúp ngăn ngừa các loại côn trùng gây hại mà còn giảm thiểu tối đa tác động của khí hậu. Nhiều năm nay, khí hậu đang ngày càng biến đổi khôn lường, mình cứ trông vào thời tiết nhất định sẽ thất bại. Trồng trong nhà kính ít sâu hại nên cũng giảm luôn được chi phí công chăm sóc, và phân bón.

Anh Việt chia sẻ, nếu như trước đây, trồng 1 sào rau, mỗi năm gia đình chỉ thu được khoảng 10 triệu đồng, với việc trồng rau, củ, quả trong nhà kính, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã cho thu nhập gấp đôi. Đặc biệt là rau phát triển nhanh nên 1 vụ có thể thu hoạch 6-7 đợt, gấp đôi số đợt thu hoạch rau so với bình thường.

Chất lượng đảm bảo nên đầu ra cho các sản phẩm cũng không quá khó khăn. Hiện nay, anh Việt đã liên kết để cung cấp rau sạch vào các cửa hàng, đại lý kinh doanh rau sạch trên địa bàn và tại Hà Nội. Hướng tới quy mô sản xuất lớn, anh Việt đã thuê thêm đất, mở rộng diện tích lên hơn 12.000m2. Mỗi năm trang trại mang lại doanh thu hơn 600 triệu đồng và thu nhập ổn định cho hơn 10 lao động địa phương.

“Với đà phát triển này, tôi đang định tiếp tục khảo sát để thuê thêm 6 – 7ha đất tại huyện Hải Hậu để nhân rộng mô hình này. Tôi cũng triển khai làm thủ tục đăng ký với Cục Sở hữu trí tuệ thương hiệu rau, củ, quả sạch mang nhãn hiệu Công ty Trách nhiệm hữu hạn nông nghiệp Hải Đăng” – anh Việt chia sẻ. 

Theo Bùi Hiếu/ Dân Việt

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập238
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm232
  • Hôm nay40,185
  • Tháng hiện tại698,254
  • Tổng lượt truy cập90,761,647
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây