Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ “gan béo”

Chủ nhật - 17/03/2013 22:17
Món Patê làm từ gan béo của con ngan (được nuôi bằng một quy trình đặc biệt) - một món ăn được ưa chuộng ở Pháp và châu Âu đang cho người nông dân một nghề mới: Nuôi ngan lấy gan béo. Người đầu tiên áp dụng và đang thành công với mô hình này là ông Ngô Văn Thuấn, xã Xuân Khê, huyện Lý Nhân (Hà Nam).
Cơ hội "ngàn vàng”
 
Cũng giống như bao người dân xã Xuân Khê, gia đình ông Thuấn làm nông nghiệp. Để có thể chăm lo cho một gia đình với 3 người con, vợ chồng ông Thuấn cũng đã phải bươn trải qua nhiều nghề, từ buôn bán, dệt may, làm gạch, rồi đến chăn nuôi…Đầu tiên ông nuôi giống ngan Pháp đen để bán giống và bán thịt. Nhưng nhận thấy hiệu quả không cao. Năm 2003, một cơ hội "ngàn vàng” đã đến. Ông  tình cờ biết đến mô hình nuôi ngan lấy gan béo của người Pháp, một mô hình hoàn toàn mới lạ, do trung tâm vịt Đại Xuyên cung cấp. Thời điểm ấy "gan béo” là một từ rất xa lạ ở Việt Nam, nhưng nó lại là một món ăn rất quen thuộc và được ưa chuộng ở các nước phương Tây, đặc biệt là nước Pháp.
 
Để tạo được những con ngan cho gan béo thì phải có một phương pháp nuôi đặc biệt, với tỷ lệ hàm lượng thức ăn cụ thể. Một con ngan nuôi để lấy gan béo trung bình có thể có lá gan nặng từ 700g đến 1.200g, giá trên thị trường  khoảng 60USD/1kg gan béo.
 
Bước khởi đầu gian nan
 
 Nhưng có lẽ "cái duyên” làm giàu chưa tới với gia đình ông Thuấn, trong suốt 3 năm (từ năm 2003 đến 2005), dịch cúm gia cầm xuất hiện, lặp đi lặp lại khiến gia đình ông thua lỗ hàng trăm triệu đồng. Với quyết tâm của mình, ông Thuấn vẫn tiếp tục quyết định vay vốn đầu tư nuôi ngan lấy gan, vì ông cho rằng nó sẽ đem lại hiệu quả kinh tế rất cao.
 
 
Vợ chồng ông Thuấn thực hiện chăm sóc ngan
theo chế độ dinh dưỡng đặc biệt
 
Thời gian đầu, 2 vợ chồng ông Thuấn đều phải tự học phương pháp nuôi ngan theo hướng dẫn của trung tâm. Làm sao để con ngan bình thường lại có được một lá gan nặng từ 700g đến 1.200g là một điều không phải ngẫu nhiên mà có. Đó chính là bí quyết. Phương pháp là cho ngan ăn theo một chế độ đặc biệt, thời gian khoa học và hàm lượng chất dinh dưỡng với một tỷ lệ phù hợp. Vào lúc từ 1 đến 20 ngày tuổi ngan phải được chăm sóc bằng hỗn hợp thức ăn gồm hạt ngô luộc, nước muối Bicar FCC, dầu thực vật và một số vitamin chuyên dụng được nhập từ Pháp. Trung bình một con ngan ăn hết 600g/1 bữa. Mỗi ngày cho ăn 2 bữa, bữa trước cách bữa sau 12 tiếng. Như vậy mới đảm bảo cho thức ăn được tiêu hóa hết. Sau 20 ngày chăm sóc bằng chế độ đặc biệt đó, ngan sẽ được nuôi như những con ngan bình thường khác. Việc cho ngan ăn với chế độ như vậy sẽ giúp kích thích lá gan của ngan phát triển và hàm lượng chất dinh dưỡng trong mỗi lá gan cũng cao hơn nhiều lần so với những con ngan được nuôi theo phương pháp thông thường. Tuy nhiên nhiệt độ thích hợp để chăm sóc ngan với chế độ như vậy là khoảng từ 15 đến 16oC. Vì vậy thường chỉ thích hợp vào mùa lạnh.
 
Khi ngan đã lớn, một khó khăn nữa đặt ra với ông Thuấn lúc này chính là thị trường tiêu thụ. "Thị trường tiêu thụ không lớn vì nhiều người chưa biết đến gan béo, tôi chủ yếu bán cho thị trường miền Nam”, ông Thuấn chia sẻ.
 
Vậy là một lần nữa, ông Thuấn lại phải tự đi tìm con đường tiêu thụ và đưa sản phẩm của mình đến gần hơn với người tiêu dùng.
 
Con đường để gan béo thành thương hiệu
 
Năm 2010, sản phẩm gan ngan của ông Thuấn đã được Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia chứng nhận là sản phẩm sạch. Phiếu chứng nhận này đã khẳng định sản phẩm gan ngan của gia đình ông Thuấn an toàn với người tiêu dùng, giúp cho nhiều người biết đến và tin tưởng vào chất lượng sản phẩm. Cũng nhờ vậy mà trong những năm trở lại đây ông Thuấn đã nhận được rất nhiều hợp đồng đặt hàng với số lượng lớn, ngoài ra còn bán lẻ cho nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Hiện nay, trung bình mỗi năm gia đình ông Thuấn sản xuất gần 4 tạ gan, cho thu nhập hàng trăm triệu đồng.
 
Chỉ với hai bàn tay trắng, cùng lòng quyết tâm ông Ngô Văn Thuấn  đã chọn cho mình con đường đi riêng, trở thành triệu phú nông dân trên chính mảnh đất quê hương mình. "Tôi luôn có quyết tâm và đặt ra mục tiêu cho mình phải làm bằng được. Năm tới, tôi sẽ nâng cao sản lượng để có thể ký được những hợp đồng lớn hơn từ khách nước ngoài”, ông Thuấn chia sẻ.
Đặng Mai – Lệ Hoài
http://daidoanket.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập376
  • Hôm nay82,602
  • Tháng hiện tại787,715
  • Tổng lượt truy cập90,851,108
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây