Học tập đạo đức HCM

Làm giàu từ hoa lan và dâu tây

Thứ bảy - 01/12/2012 03:05
Sở hữu trang trại trồng rau, hoa rộng hơn 20.000m2 trên một ngọn đồi heo hút thuộc bản Áng, xã Đồng Sang (Mộc Châu - Sơn La), Nguyễn Thanh Tuấn, biệt danh “Tuấn hoa lan”, Giám đốc Công ty cổ phần hoa cảnh Cao Nguyên đã từng bước thực hiện được ước mơ của mình.
 
Anh Tuấn kiểm tra sự phát triển của dâu tây.

Bỏ điện ảnh trồng hoa

Là người quê ở Liên Phương (Thường Tín - Hà Nội), Nguyễn Thanh Tuấn, sinh năm 1962, từng tốt nghiệp ngành phổ biến phim tại Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh. Do đặc thù công việc, Tuấn được đến nhiều nơi với những chuỗi ngày dài nay đây mai đó, không biết từ khi nào, anh bị ngấm “máu” làm nông nghiệp. Tuấn tâm sự: “Lúc còn theo đoàn làm phim, mình từng nhiều lần đến Đà Lạt (Lâm Đồng), thấy mọi người trồng nhiều rau, hoa, có thể thu lợi nhuận tiền tỷ đồng, trong khi khí hậu ở Mộc Châu cũng rất giống Đà Lạt, thế là mình mê và làm ngay”.

Sau một thời gian ấp ủ ý tưởng, vào Đà Lạt không biết bao nhiêu lần để học cách trồng hoa, sau đó quay ra Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội “bổ túc” kiến thức, đến năm 2007, Tuấn quyết định dồn sức, dồn tiền xây dựng mấy khu nhà lưới trồng lan cảnh, lan rừng ở Tiểu khu 5, thị trấn Mộc Châu.

Nhận thấy đây là hướng đi đúng đắn, hơn nữa, nếu cứ làm ăn nhỏ lẻ thì hiệu quả không cao nên đến năm 2009, Tuấn quyết định “lên đời” trang trại của mình, thành lập Công ty cổ phần hoa cảnh Cao Nguyên do chính anh làm giám đốc. Hiện, công ty tạo việc làm cho hơn 30 công nhân. Từ khi thành lập đến nay, công ty của Tuấn đã sản xuất 7.000 chậu lan các loại như lan hoàng thảo, giáng hương, kim tuyến, đuôi chồn, đuôi cáo... Trung bình mỗi chậu lan anh bán với giá 300.000 - 500.000 đồng, thậm chí có chậu lên tới 20 - 30 triệu đồng. Năm 2010, công ty của anh thu về hơn 600 triệu đồng; năm 2011 đạt gần 1 tỷ đồng.

Tuấn cho biết: “Từ khi lên Mộc Châu lập nghiệp tới nay, tổng số tiền tôi đầu tư cho trang trại cũng ngót nghét gần 10 tỷ đồng, hầu hết là hỗ trợ từ gia đình, vay mượn của bạn bè và ngân hàng”.

Duyên với nghề

Không chỉ thành công với việc trồng hoa lan cảnh, Tuấn còn rất có duyên với dâu tây, loại cây đem lại siêu lợi nhuận. Tuấn chia sẻ: Trồng dâu tây khó nhất là khâu nhân giống. Dù đã thử nghiệm nhiều lần nhưng mãi đến năm 2010, tôi mới nhân giống thành công loài dâu tây của Nhật và bắt đầu quy hoạch các khu trồng dâu với diện tích 3.000m2.

“Dâu tây rất được giá, có vụ đạt trung bình 150.000 -200.000 đồng/kg mà công ty không có đủ hàng bán”, Tuấn nói.

Hiện, thị trường tiêu thụ dâu tây chủ yếu vẫn ở Mộc Châu, sắp tới vị giám đốc này dự định mở rộng xuống Hà Nội.

Tuy vậy, theo Tuấn, để làm ra sản phẩm dâu tây đạt tiêu chuẩn không dễ chút nào. “Cây dâu rất nhạy cảm với thời tiết, chỉ cần mưa to một chút là sẽ làm hỏng cây, giập quả. Hơn nữa, chu kỳ khai thác của dâu tây ngắn, chỉ được 4-5 tháng, mà chi phí đầu tư lại cao. Trung bình 1.000m2 nhà lưới “ngốn” hết 140-150 triệu đồng. Chính vì vậy, không phải ai cũng có đủ khả năng để trồng và theo đuổi cái nghiệp trồng hoa, rau này nếu như không có niềm đam mê và tâm huyết thực sự”, Tuấn nói.

Thành Đông

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 01-KH/BCĐTW

về khoa học công nghệ đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số triển khai Phong trào "Bình dân học vụ số"

Thông báo số 203/TB-VPĐP

Về việc phân công nhiệm vụ các thành viên Ban biên tập, Tổ quản trị Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Hà Tĩnh

Quyết định số 19/QĐ-VPĐP

Kiện toàn Ban biên tập Trang thông tin điện tử Văn phòng Điều phối thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập90
  • Hôm nay23,919
  • Tháng hiện tại127,498
  • Tổng lượt truy cập101,887,041
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây