Học tập đạo đức HCM

Lão nông hơn 70 năm kết bạn với ong hé lộ "bí kíp"

Thứ hai - 05/01/2015 07:34
Ông Nguyễn Xuân Thành, ở thôn 1 Huyền Nựu, xã Thạch Hoá (huyện Tuyên Hoá, Quảng Bình) đã có hơn 70 năm làm nghề nuôi ong. Nhờ kết bạn lâu năm với ong mật, ông đã nuôi 8 người con tốt nghiệp đại học và có việc làm.

Ông Thành năm nay đã 82 tuổi. Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo có 5 anh em, ông là con đầu, nên ngay từ khi mới 10 tuổi ông đã theo cha nuôi ong. Từ nhiều năm nay, gia đình ông nuôi 50 - 70 đàn ong. Bình quân mỗi đàn thu 4-5 lít mật/năm. Tính sơ sơ theo giá hiện nay, mỗi năm gia đình ông thu 50-70 triệu đồng.

 


Ông Thành đang kiểm tra đàn ong. 
Theo ông Thành, nuôi ong chỉ cần kiên trì, chịu khó, biết cách là thành công. Đã gần một đời người nuôi ong nhưng ông chưa gặp thất bại bao giờ.

Chia sẻ kinh nghiệm nuôi ong, ông cho biết: “Muốn cho con ong tồn tại lâu, ít bốc bay, mỗi lần lấy mật phải để lại một ít, nhất là cuối mùa hè. Khi sang mùa thu dù có nhiều mật vẫn để nguyên không lấy. Tôi không bao giờ cho ong ăn đường. Con ong sống tự nhiên quen rồi nên cứ để tự nhiên cho nó tồn tại, càng cho ăn đường càng hư ong. Mặt khác, cho ăn đường thì chất lượng mật bị ảnh hưởng”.

Việc kiểm tra bên trong tổ ong theo định kỳ, ông không làm vì nhiều tổ quá không kiểm tra hết. Nhưng ông thường xuyên kiểm tra bên ngoài tổ, nếu phát hiện có vấn đề gì thì mới kiểm tra bên trong. Khi nhìn bên ngoài tổ ong mà thấy ong bị liệt, ít đi ăn (bị sâu ăn sáp). Cách xử lý, bắt ong chúa nhốt lại, phá bỏ tầng sâu ăn. Khi đó bắt buộc phải cho ong ăn mật để đàn ong mau khoẻ, chứ không cho ăn đường. Hay khi nhìn tổ ong đi ăn ké về nhiều là đàn mạnh có nhu cầu xây tầng mới, lúc đó kiểm tra để tăng khung cầu tầng cho đàn ong. Đến tháng 7 âm lịch, quay mật đợt cuối cùng, thì kiểm tra để bớt khung cầu tầng, tầng nào có lỗ ong pha nhiều (lỗ to) thì cắt bỏ đi. Sang tháng 2, tháng 3 âm lịch, khi lấy mật, thấy tầng nào ong pha nhiều thì phải tách, còn nếu để thì ong kém phát triển.

Theo danviet.vn


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 1 trong 1 đánh giá

1 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Kế hoạch sô 249/KH-VPĐP

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập128
  • Hôm nay29,109
  • Tháng hiện tại610,144
  • Tổng lượt truy cập102,369,687
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây