Học tập đạo đức HCM

Nhà nông kể chuyện làm giàu: “Vua” ba ba miền Tây

Chủ nhật - 02/09/2012 01:19
LTS: Mỗi người trong số họ chọn cho mình một cách làm giàu riêng, nhưng tất cả đều giống nhau về sự năng động, sáng tạo, dù có thất bại vẫn không từ bỏ ước mơ của mình...

Từ hai bàn tay trắng, anh Phùng Hoàng Giang (ấp Long Hòa B, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã trở thành triệu phú nhờ nuôi ba ba. Trang trại nuôi và lai tạo ba ba giống của anh nức tiếng cả nước.

Anh Giang kiểm tra trứng ba ba.

Nhà nghèo, đông anh em, là anh cả nên Giang phải nghỉ học sớm, đi làm phụ cha mẹ nuôi các em. Năm 24 tuổi, Giang lập gia đình và cái nghèo cứ đeo đẳng anh miết. Năm 2004, trong thời gian đi bỏ meo nấm, anh quen một người nuôi ba ba ở Vĩnh Long và được chia lại vài chục ba ba con. Anh định nuôi chơi, không ngờ khi ba ba lớn, bán được hơn 200.000 đồng/kg. Thấy "ngon cơm", anh gom hết vốn liếng, mua ba ba con về nuôi. Do chưa biết cách nuôi, ba ba chết hàng loạt. Thất bại, anh đi hái trái cây mướn nhưng lòng vẫn ấm ức, quyết không từ bỏ giấc mộng ba ba.

Không có vốn nhiều, anh làm trung gian mua bán, bắt mối ba ba ăn tiền “hoa hồng”. Mỗi lần đến các trại nuôi ba ba, anh hỏi thăm kinh nghiệm, mỗi nơi một chút. Được người quen cho mượn ít vốn, anh mua ba ba gần đẻ về nuôi, lấy trứng ấp, bán ba ba con. Ba ba con có bao nhiêu, thị trường cũng tiêu thụ hết. Ngoài số lượng lớn ba ba con bỏ mối, anh giữ lại nuôi một ít. Anh chăm sóc hơn 1 năm, khi trọng lượng mỗi con từ 1,5 - 2kg thì bán (250.000 350.000 đồng/kg). Từ đó, anh bắt đầu nổi tiếng, các vựa ở TP.HCM, miền Bắc, Bình Dương đều tìm tới đặt hàng.

Hiện anh Giang đang nuôi ba ba sinh sản, mỗi ngày thu khoảng 10.000 trứng. Ba ba thịt cũng đầy 3 ao lớn. Mỗi ngày, trừ khoảng 300.000 đồng tiền thức ăn, anh lời tròm trèm 1 triệu đồng. Trung bình mỗi tháng anh xuất hàng 5 lần cho các mối lớn. Thấy ba ba sinh sản bán chạy, anh mở rộng quy mô, từ 3 ao ban đầu giờ đã có hơn chục ao. Hàng không đủ cung cấp cho các thị trường xa, anh nhận làm trung gian thu gom hàng rồi chuyển đi. Anh đã xây trang trại nuôi ba ba với diện tích 3.000m2.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Kế hoạch sô 249/KH-VPĐP

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh

Thông báo số 15-TB/BCĐ

Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS

Thông báo số 339/TB-VPCP

Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững

Kế hoạch số 344/KH-UBND

Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Kế hoạch số 329/KH-UBND

Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Chuyển đổi số Hà Tĩnh Dự thảo văn bản Công báo tỉnh Điều hành tỉnh văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập151
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm149
  • Hôm nay22,937
  • Tháng hiện tại887,907
  • Tổng lượt truy cập102,647,450
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Lê Ngọc Huấn - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây