Học tập đạo đức HCM

Nuôi thỏ công nghệ cao

Thứ ba - 18/06/2013 03:34
Chúng tôi tìm đến trại nuôi thỏ của anh Bùi Quốc Dũng ở xã Lộc Thanh, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, được tận mắt chứng kiến hàng ngàn con thỏ giống New Zealand đang thi nhau “tớp” nước mát từ chiếc vòi tự động.

ĐƯA THỎ LÊN CAO NGUYÊN

Anh Bùi Quốc Dũng cho biết, trước đây đã từng nuôi thỏ truyền thống (thỏ cỏ), song giống bị thoái hóa, chậm lớn, nhiều bệnh tật như viêm hô hấp, viêm ruột cấp tính dẫn tới đột tử.

Đang loay hoay tính dẹp chuồng để chuyển qua nghề khác thì tình cờ nghe nói ở Hà Nội có giống thỏ mới nuôi rất hiệu quả. Năm 2011 anh quyết định lặn lội ra tận Trung tâm Nghiên cứu dê & thỏ Sơn Tây (Hà Nội) mua 10 cặp thỏ bố mẹ giống New Zeland về nuôi thử.

Sau 1 năm nuôi, anh thấy giống thỏ mới này có sức đề kháng cao. Trong suốt thời gian nuôi từ thỏ non đến lúc bán thịt, không phải sử dụng bất cứ một loại thuốc kháng sinh nào để điều trị bệnh, tỷ lệ nuôi sống đạt 98%, tỷ lệ thịt xẻ cao và rất phù hợp cho nhu cầu tiêu dùng thịt thỏ sạch.

Giống thỏ mới này có trọng lượng tối đa 7kg, tăng trọng 1.200 g/tháng/cá thể. Khoảng cách động đực giữa lần thứ nhất và lần thứ hai là 10 ngày, rút ngắn thời gian so với giống cũ từ 5 - 7 ngày. Năng suất cao gấp 1,5 - 2 lần so với giống cũ.

Anh chia sẻ: Trước đây tôi cũng dùng hệ thống nước uống cho thỏ, giống như trại thỏ ở Củ Chi: Tận dụng bình dầu ăn 5 lít, rửa sạch để chứa nước sạch. Dùi lỗ cho nước chảy qua 1 cái chén, từ chén gắn 1 cái van, qua ống dẫn bằng nhựa mềm vào 1 cái ly (ly bằng nhôm đựng đá) để cho thỏ uống và truyền qua các ngăn nuôi khác. Khi thỏ uống vơi, nước từ chén tự động chảy qua ly.

Qua thời gian sử dụng hệ thống uống nước như vậy tôi vẫn thấy nhiều hạn chế như nước hay bị rò rỉ, thức ăn bị ẩm mốc, làm mất vệ sinh, thỏ hay bị bệnh. Bởi ống dẫn nước bằng nhựa mềm cho nên hay bị thỏ cắn thủng, hơn nữa trong một ngăn chuồng thường để 1 ly để uống, khi khát nước chúng thường tranh nhau uống và dẫn tới cắn nhau, dễ bị thương.

UỐNG NƯỚC BẰNG VAN TỰ ĐỘNG

Trong quá trình nuôi thỏ, Dũng không ngừng nghiên cứu và cải tiến chuồng trại. Từ chuồng làm bằng tre, gỗ chuyển qua xây trụ bê tông, xung quanh bao bằng lưới kẽm, chuồng luôn đảm bảo thông thoáng, dễ dàng dọn vệ sinh. Đặc biệt cuối năm 2012, anh đã nghiên cứu sáng chế ra hệ thống uống nước bằng van tự động có nhiều tính ưu việt.

Nước được bơm lên bồn chứa và được qua bể xử lý, nước từ bể xử lý chảy xuống trại bằng ống chính, từ ống chính giảm xuống các ống nhỏ, bắt ống chạy dọc theo bên hông của chuồng. Trên bề mặt của ống nhỏ có gắn nhiều van uống tự động làm bằng inox (giống hệ thống uống nước của heo nhưng nhỏ hơn) mỗi con một vòi. Từ đấy, không nhìn thấy cảnh thỏ tranh nhau uống nước như trước nữa.

Anh Dũng tâm sự: “Tôi đã đi tham quan rất nhiều trại chăn nuôi thỏ, hầu hết các trại đã chuyển dần từ nuôi thỏ truyền thống sang nuôi thỏ giống mới, thỏ nuôi mau lớn, trọng lượng nặng ký hơn, ít bị bệnh.

Tuy nhiên về công tác xử lý môi trường vẫn chưa khắc phục được triệt để. Một số trại vẫn cho thỏ xả phân trực tiếp xuống nền xi măng. Những ngày nắng nóng mùi hôi bốc lên rất khó chịu, để khắc phục vấn đề này, tôi đã dùng một lớp vỏ cà phê dày khoảng 20 - 30 cm và vôi bột để lót nền chuồng”.

Sau một thời gian miệt mài, vừa nghiên cứu, vừa chăn nuôi thỏ. anh Dũng đã có đàn thỏ giống mới, sạch bệnh, quy mô hàng ngàn con, trong đó 300 con giống bố mẹ sinh sản, 100 con hậu bị, 700 con thỏ thịt, thỏ con.

 Anh đang cung cấp thỏ giống bố mẹ 150.000 đ/kg; bán giống thỏ con (1 tháng tuổi) 100.000 đ/con. Ngoài ra còn cung cấp thỏ thịt cho các đám cưới và nhà hàng từ 65.000 - 70.000 đ/kg thỏ sống.

 

Ông Vũ Văn Pháp, Chủ tịch Hội Nông dân xã Lộc Thanh, TP. Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng cho biết:

Trước đây người dân địa phương chủ yếu nuôi thỏ cỏ, chậm lớn, nhiều bệnh, khó có thể phát triển đàn quy mô lớn. Anh Dũng là người đi tiên phong chuyển đổi giống vật nuôi, áp dụng TBKT, sáng chế hệ thống uống nước tự động cho thỏ. Tới đây, Hội Nông dân tiếp tục tuyên truyền, tập huấn cho bà con làm theo mô hình này.

Nguồn:nongnghiep.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 2 trong 1 đánh giá

2 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập438
  • Hôm nay48,189
  • Tháng hiện tại844,887
  • Tổng lượt truy cập90,908,280
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây