Học tập đạo đức HCM

Nuôi tôm nước ngọt trên đất Hương Bình

Thứ sáu - 10/10/2014 03:00
Tôi đến thăm quan mô hình nuôi tôm nước ngọt theo hình thức bán công nghiệp tại gia đình Anh Lê Đăng Thành trong những ngày nắng nóng cuối mùa hè. Đón tiếp chúng tôi là một chàng thanh niên trẻ năm nay tròn 28 tuổi. Sau cái bắt tay rắn rỏi của chàng nông dân là một câu chuyện rất lý thú về một hướng đi mới của người thanh niên trẻ xã Hương Bình.
Sinh ra trong một gia đình bố là Công an viên xã Hương Bình, mẹ làm nông, gia đình có một số ít kinh nghiệm trong nghề nuôi cá. Sau khi tốt nghiệp THPT, Lê Đăng Thành chọn cho mình một hướng đi mới khác với các bạn cùng trang lứa, đó là học nghề. Thành lặn lội vào tận Miền Tây học nghề và tham gia nuôi tôm với bà con nông nhân nuôi trồng thủy sản tỉnh Bạc Liêu. Sau 3 năm miệt mài với hệ thống ao hồ, Thành đã tự tích lũy cho mình nhiều kinh nghiệm đối với kỷ thuật nuôi tôm nước ngọt. Sau khi trình bày về tình hình xây dựng nông thôn mới của quê hương Hà Tĩnh và những dự định đưa thêm một sản phẩm mới cho người nông dân vùng miền núi huyện Hương Khê, nơi quê hương Thành được sinh ra. Ban giám đốc Công ty Công ty Thuỷ sản nguyên cứu và sản xuất Đất Việt ở tỉnh Bạc Liêu đã đồng ý cho thành thực hiện ước mơ cháy bỏng, với một kế hoạch rất cụ thể mà Thành đã xây dựng.

Được sự ủng hộ của bố và mẹ, Thành đã cải tạo 02 cái ao của nhà mình (khoảng 400m2) thành hồ nuôi tôm bán công nghiệp, lứa đầu tiên Thành thả 50 ngàn con tôm giống, mặc dù thời tiết những ngày đầu mùa hè nóng nực đã ảnh hưởng đến môi trường phát triển của con tôm, nhưng do có sự tiên liệu trước về sự khắc nghiệt của thời tiết ở mảnh đất Miền Trung. Nên Thành đã tạo ra môi trường nước tương tốt ổn định để con tôm phát triển, tuy vậy, sau 2 tháng nuôi, anh Thành phải xuất lứa tôm đầu tiên, với tỷ lệ thành công 70%, xuất được 300 kg tôm thành phẩm, thu về trên 60 triệu đồng, bù vào chi phí đầu tư ban đầu làm ao, quạt gió, điện, thức ăn, thuốc phòng bệnh cho tôm.

Từ kinh nghiệm qua lần nuôi thử nghiệm và những thành công bước đầu, đã tạo động lực giúp anh quyết tâm mở rộng diện tích mặt nước để tiếp tục đầu tư nuôi lứa thứ 2. Diện tích hồ nuôi được mở rộng lên đến 1.000mmặt nước, Thành đã thả 100 ngàn con tôm giống, với mật độ 70 con/m2. Sau 50 ngày nuôi và chờ đợi, cả ao tôm đã lớn đều nhau. Theo đề nghị của chúng tôi, Thành đã tung 3 lần vó tròn xoe, hơn 5 kg tôm thẻ chân trắng đã được đưa lên bờ. Nhìn những chú tôm cong mình vùng vẩy, tròn đều như nhau, khẳng định Thành có một vụ Tôm bội thu. Với trọng lượng khoảng 56 - 60con/kg, hơn 7 tạ tôm thành phẩm đã nằm chắc trong ao, bán cho bà con nhân dân và các tư thương với giá 150 ngàn đồng/kg thì Thành sẽ thu được 120 triệu đồng, trừ chi phí, anh còn lãi trên 70 triệu đồng.

Như vậy, chỉ sau thời gian 3 tháng đầu tư, thì đây thực sự là nguồn thu nhập khá hấp dẫn với những ai đang muốn làm giàu chính đáng tại quê hương từ nghề này. Lợi nhuận ước tính, cho thấy mỗi năm nuôi 3 lứa tôm với tổng thời gian 9 tháng sẽ cho thu nhập khoảng 210 triệu đồng/1.000m mặt nước. Chia sẽ với chúng tôi Lê Đăng Thành cho biết “Thành sẵng sàng chuyển giao công nghệ và hỗ trỡ về mặt kỷ thuật chăm sóc Tôm cho các hộ gia đình có nhu cầu nuôi tôm nước ngọt. Chỉ mong thật nhiều người dân chung tay thực hiện để tạo ra lượng sản phẩm lớn, mới đủ điều kiện liên kết với Doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Công ty Thuỷ sản nghiên cứu và sản xuất Đất Việt đã thống nhất phương án cung cấp con giống và bao tiêu sản phẩm cho người dân huyện Hương Khê”.

 Bằng việc liên kết trong cung cấp con giống và bao tiêu sản phẩm với Công ty Thuỷ sản nghiên cứu và sản xuất Đất Việt, là 1 lợi thế lớn giúp Anh có hướng đầu tư phát triển lâu dài và bền vững nghề nuôi tôm. Tỉnh Hà Tĩnh cũng đã quyết định con tôm là 1 trong 8 sản phẩm chủ lực của tỉnh, mô hình nuôi tôm nước ngọt là một hướng đi mới ở Hương Khê nói riêng và Hà Tĩnh nói chung, cần phát huy để người nông dân nâng cao đời sống, xoá đói giảm nghèo, góp phần xây dựng thành công Nông thôn mới.

Nguồn huongkhe.gov.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập488
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm479
  • Hôm nay59,556
  • Tháng hiện tại764,669
  • Tổng lượt truy cập90,828,062
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây