Đa dạng hóa các mô hình Theo báo cáo của các huyện, thành, thị Hội, trong hơn 2 năm qua, các cấp Hội đã cải tạo được 820ha vườn tạp, trồng mới 516.200 cây ăn quả các loại như bưởi Đoan Hùng, hồng Gia Thanh, bưởi Diễn, thanh long… Bên cạnh đó, hội viên cũng trồng mới 987ha cây lâm nghiệp, cải tạo và tu bổ 756ha mặt nước ao, hồ, đầm để nuôi trồng thủy sản, cho giá trị kinh tế cao; cải tạo và xây dựng mới trên 21.000m2 chuồng trại chăn nuôi theo hệ sinh thái VAC, trong đó có nhiều mô hình ứng dụng công nghệ khí sinh học biogas, vừa có gas để đun nấu, vừa góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, tận dụng tốt nguồn phế thải nông nghiệp để làm phân bón cho cây trồng. Cũng trong 2 năm qua, HLV tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với các ban ngành Trung ương, địa phương xây dựng 39 mô hình VAC, mỗi mô hình có 15-20 hộ tham gia; 27 mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi trên cơ sở ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, trong đó có 8 mô hình vườn, 10 mô hình ao và 9 mô hình chuồng; trên 500 hộ được Nhà nước hỗ trợ kinh phí. Được sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh, HLV Phú Thọ đã trồng thử nghiệm 1ha hồng Hạc Trì và hồng Gia Thanh tại xã Sơn Thủy (Thanh Thủy) với 6 hộ tham gia; phối hợp với Trung ương HLV triển khai trồng thâm canh 9ha bưởi Diễn tại xã Hương Nộn (Tam Nông) và xã Yến Mao (Thanh Thủy) với 39 hộ tham gia; mở lớp chuyển giao kỹ thuật trồng cây ăn quả theo tiêu chuẩn GAP cho 35 hội viên... Có thể khẳng định, chương trình cải tạo vườn tạp, ao hoang, chuồng cũ thành hệ sinh thái VAC theo mô hình thâm canh, chuyên canh, đưa các giống cây trồng - vật nuôi mới, có giá trị thu nhập cao vào sản xuất, kết hợp đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật do HLV Phú Thọ phát động và khuyến khích hội viên, nông dân tham gia đã mang lại những kết quả đáng khích lệ không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội. Bởi các chương trình này đã góp phần thay đổi thói quen, tập quán sản xuất của nông dân địa phương, từ đó hướng đến sản xuất bền vững, thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, Hội còn triển khai phong trào làm kinh tế VAC, kinh tế trang trại gắn với việc thực hiện các chương trình dự án, xây dựng nhiều mô hình trình diễn, tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật như: xây dựng mô hình VAC tại các vùng đất trũng, úng, khô cằn để tận dụng quỹ đất; áp dụng chế độ canh tác mới tại các vùng trồng cây ăn quả, trồng rau, hoa - cây cảnh, khu nuôi trồng thủy sản... Nhờ đó mà những năm gần đây, trên khắp các vùng miền ở "xứ cọ đồi chè" đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao, góp phần tăng thu nhập cho hội viên và nông dân. Gắn hoạt động Hội với XDNTM Ngoài việc xây dựng các mô hình VAC hiệu quả, HLV Phú Thọ còn đẩy mạnh triển khai công tác tuyên truyền, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và đào tạo nghề VAC. Theo báo cáo, trong hơn 2 năm qua, Hội đã xuất bản 7.250 tờ gấp kỹ thuật, đăng tải trên 50 tin, bài ở các báo Trung ương, địa phương về phong trào kinh tế VAC; xây dựng 40 tủ sách ở Hội cấp xã; mở 39 lớp học và tập huấn kỹ thuật, nghề vườn cho hơn 800 lượt hội viên tham dự. Trong đó, tỉnh Hội đã liên kết với Trung tâm Dạy nghề và Chuyển giao kỹ thuật VACVINA (Trung ương HLV Việt Nam) mở 3 lớp sơ cấp nghề nuôi gà thả vườn cho trên 100 học viên. Đặc biệt, HLV đã được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề nên đã và đang mở 8 lớp sơ cấp nghề nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi thú y cho 252 hội viên và nông dân, đóng góp không nhỏ vào chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn cũng như chương trình XDNTM của tỉnh. HLV tỉnh cũng phối hợp với Viện Nghiên cứu rau quả Trung ương tham gia thực hiện đề tài "Phát triển năng lực để giảm tổn thất sau thu hoạch trong chuỗi nghề vườn tại các nước tiểu vùng sông Mê-kông" tại xã Bản Nguyên (Lâm Thao); phối hợp với Hội Đông y tỉnh triển khai đề tài khoa học "Nghiên cứu, xây dựng mô hình bảo tồn và phát triển 4 loại cây thuốc quý" như xạ đen, giảo cổ lam, nhân trần, diệp hạ châu trồng dưới tán vườn cây ăn quả, vườn keo tại hai xã Dậu Dương (Tam Nông) và Võ Miếu (Thanh Sơn). Cùng với phát triển nghề vườn, các mô hình kinh tế trang trại cũng được Hội tích cực triển khai, vận động hội viên, nông dân thực hiện. Năm 2011, toàn tỉnh đã xây dựng được 65 trang trại theo tiêu chí, trong đó có 3 trang trại trồng trọt, 43 trang trại chăn nuôi, 2 trang trại lâm nghiệp, 11 trang trại nuôi trồng thủy sản và 6 trang trại tổng hợp, giải quyết việc làm cho gần 400 lao động... Trao đổi với phóng viên, ông Lương Đình Lộ, Chủ tịch HLV tỉnh Phú Thọ nhấn mạnh: Cùng với nhiệm vụ tiếp tục củng cố tổ chức, tập hợp hội viên và phát triển phong trào làm VAC, thời gian tới, HLV các cấp trong tỉnh sẽ tích cực tham gia vào chương trình XDNTM; tăng cường công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tham gia đào tạo nghề cho nông dân, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững". Quốc Hội |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã