Tổ trưởng Tổ trồng rau ăn quả Tân Định, Nguyễn Văn Đậu cho biết, trước đây bà con trồng lúa và hoa màu theo phương thức SX truyền thống nên năng suất thấp, không ổn định. Từ năm 2011, Chi cục BVTV Bình Dương chọn xã Tân Định làm mô hình trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Mỗi hộ tham gia được tập huấn kỹ thuật và hỗ trợ lưới, bạt, giống, phân bón...
Theo đó, cứ 1.000 m2 trồng rau sẽ nhận 1 cuộn bạt làm nền giữ độ ẩm, 3 kg lưới để dưa leo bò lên, 3 gói giống dưa leo hoặc khổ qua (100 hạt/gói), 56 kg NPK, 100 kg phân vi sinh, 1 kg nấm Trico xử lý đất và 1 chai thuốc trừ sâu sinh học. Ở Tân Định, cây dưa leo "phủ" nhiều diện tích nhất do TGST ngắn, chỉ 35 ngày, tiếp theo là khổ qua, đậu bắp có 45 ngày, đậu rồng 65 ngày...
Người trồng rau VietGAP ở xã An Định lo nhất bọ trĩ
Ông Đỗ Văn Hồng, ấp 3 trồng 4.000 m2 rau cho biết, tổ phân phát vật tư nào thì làm cái nấy, còn quy trình chăm sóc thì theo sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật Trạm BVTV huyện Bến Cát. “Tuy nhiên, cũng nói thật đã trồng dưa leo sợ nhất là bọ trĩ, nên chúng tôi có lúc vừa sử dụng thuốc trừ sâu sinh học theo quy định vừa phải “xé rào” mua thuốc BVTV bên ngoài phun mới hiệu quả”, ông Hồng chia sẻ.
"Làm như vậy nếu tổ phát hiện sẽ xử lý thế nào?", tôi hỏi. “Tụi này đâu dám làm ẩu. Chỉ những khi sâu hại nhiều quá thì xin ý kiến của tổ trưởng mới dám mua thêm thuốc BVTV sử dụng, nhưng cũng ở mức độ vừa phải và phải chịu sự giám sát của cán bộ kỹ thuật Trạm BVTV”, ông Hồng nói.
Ông Nguyễn Văn Rẫm, Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Định cho hay, Tổ trồng rau an toàn xã Tân Định từ 26 xã viên đã phát triển lên 43 thành viên. Năm 2012 đã tổ chức 5 buổi tập huấn áp dụng TBKT mới và phòng chống sâu bệnh trên rau màu cũng như hướng dẫn nông dân cách ghi chép nhật ký đồng ruộng. Chi cục BVTV Bình Dương và Phòng Kinh tế huyện Bến Cát cũng đã hỗ trợ không hoàn lại cho nông dân số tiền 500 triệu đồng.
"Chúng tôi còn tổ chức họp mỗi tháng 1 lần, gồm tổ rau và và Hội Nông dân xã nhằm kiểm tra cũng như hướng dẫn người dân cách ghi chép cho đúng. Những lần đó, nông dân sẽ được trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau trong SX cũng như kỹ năng ghi chép giữa các thành viên với nhau. Sau mỗi cuộc họp, nhận thấy việc ghi chép của các hộ đều có tiến bộ, nhận thức tốt hơn về SX rau VietGAP", ông Thiện chia sẻ. |
“Từ lúc tham gia chương trình trồng rau VietGAP, nông dân đã nắm bắt được và tuân thủ tương đối tốt các yêu cầu, kỹ thuật của quy trình đưa ra. Nhờ đó điều kiện kinh tế của bà con cũng ổn định, đời sống được nâng cao hơn trước. Tuy nhiên, vẫn còn khó khăn như con suối Cầu Định trước đây còn rừng cây, lưu lượng nước ít đổ chậm, nay tốc độ phát triển công nghiệp quá nhanh, nhiều diện tích đất SX bị bê-tông hóa nên mỗi khi có mưa to, bà con trồng rau ven suối đều bị ngập úng, thất thu nặng.
Nói là SX rau an toàn nhưng chỉ phần nhỏ là bán cho siêu thị được giá, mỗi ngày chỉ có 110 kg gồm dưa leo, đậu rồng, đậu đũa, bí đao... còn phần lớn vẫn còn bán qua thương lái bị ép giá, không tương xứng với chi phí vật chất và công lao động kỹ thuật đã bỏ ra”, ông Rẫm nói.
Ông Thiện, Trạm BVTV huyện Bến Cát đánh giá: Việc giám sát các hộ dân thực hành SX rau VietGAP là rất khó đối với người quản lý kỹ thuật. Chúng tôi luôn phải phân công công việc nhằm giám sát việc này. Để biết họ làm đúng, làm sai chúng tôi phải theo dõi sổ ghi chép của nông dân xem có chính xác không? Sau đó mới góp ý, chỉ ra điểm sai, điểm đúng.
Theo nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã