Tại buổi Hội thảo, nông dân đã được tham quan mô hình và trực tiếp trao đổi với cán bộ kỹ thuật về kỹ thuật nuôi ghép giữa tôm sú với cá rô phi cũng như lợi ích của mô hình mang lại. Qua đó, nông dân đã nhận thức được việc nuôi kết hợp làm ổn định pH trong môi trường nuôi, màu nước ao dễ lên màu và màu đẹp, hạn chế hiện tượng tôm chết sớm, cá ăn cặn bã hữu cơ, thức ăn thừa nên nền đáy ao sạch, tốc độ lớn của tôm tốt.
Nông dân tham quan mô hình tôm sú kết hợp cá rô phi
Theo tính toán của hộ nuôi, với diện tích 3.000 m2 mặt nước, sau thời gian 4 tháng nuôi, tỷ lệ tôm sống 65%, hệ số thức ăn (FCR) 1.2, với cỡ tôm thu hoạch 30 con/kg. Sau khi trừ các khoản chi phí, lợi nhuận trên 160 triệu đồng.
Mô hình mang lại hiệu quả thiết thực nhằm giảm thiểu rủi ro trong quá trình nuôi, tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, hạn chế được ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường góp phần xây dựng xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng bền vững.
Theo: vtvcantho.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã