Học tập đạo đức HCM

XDNTM ở Bắc Yên: Nhiều cách làm hay

Thứ tư - 17/07/2013 21:06
Bắc Yên là một trong 5 huyện nghèo của tỉnh Sơn La, hệ thống giao thông chưa hoàn thiện, phương thức sản xuất còn manh mún, nhỏ lẻ. Tuy nhiên, khi bắt tay XDNTM, một số địa phương trong huyện đã có cách làm linh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tế, được các cấp, ban ngành đánh giá cao.

Nhìn từ Mường Khoa

Ông Hà Văn Nghĩa, Bí thư Đảng ủy xã Mường Khoa cho biết, xã có 1.014 hộ (4.410 khẩu), gồm 5 dân tộc anh em sinh sống, trong đó có tới 27% số hộ nghèo. Xã cách trung tâm huyện gần 30km, địa hình chia cắt với nhiều núi cao dốc đứng, do vậy địa phương gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất cũng như xây dựng hạ tầng. Chưa kể việc đóng góp về vật chất của người dân gần như không có; trình độ dân trí chưa cao, lực lượng lao động có tay nghề rất ít nên khi thực hiện XDNTM, xã gặp không ít khó khăn.

Vì thế, khi có chủ trương XDNTM, Mường Khoa đã tổ chức họp dân để phổ biến nghị quyết, quyết định, các văn bản của cấp trên, qua đó giao nhiệm vụ cho các đoàn thể phối hợp cùng tuyên truyền về XDNTM xuống tận các bản trong xã. Đặc biệt, xã đã vận động được sức đóng góp của nhân dân bằng tiền, ngày công, đất trong quá trình thực hiện.

Ông Nghĩa tâm sự: “Lâu nay làm việc gì cũng phải đền bù cho nhân dân, nhưng làm NTM thiếu vốn, xã lại khó khăn thì lấy đâu ra. Trước thực tế này, xã đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, trong đó nhấn mạnh việc vận động nhân dân tự nguyện hiến đất, công sức để làm đường, gia đình nào bị thiệt hại nhiều, xã lại vận động nhân dân quyên góp tiền để ủng hộ gia đình đó. Đến nay, diện tích đất, tiền quyên góp của người dân tuy không nhiều nhưng cho thấy bà con đã hiểu và tham gia hưởng ứng chương trình. Đơn cử như ở bản Khoa, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền mà người dân đã sẵn sàng hiến hơn 3.000m2 đất để làm đường, quyên góp 50 triệu đồng để ủng hộ những gia đình có thiệt hại lớn khi tuyến đường chạy qua”.

Nhiều công trình hạ tầng trọng điểm ở Mường Khoa đã được đầu tư xây dựng như: đường vào bản Pót dài hơn 3km, nhà văn hóa bản Chạng được đầu tư trị giá 70 triệu đồng, công trình trụ sở UBND xã, trường mầm non bản Pót cũng được xây mới. Hiện Mường Khoa đã quy hoạch tổng thể và cắm mốc xong. Theo khảo sát sơ bộ, hiện xã đã đạt 3/19 tiêu chí gồm: y tế, quy hoạch, hệ thống chính trị. 

“Từ nay đến cuối năm, Mường Khoa phấn đấu đạt thêm 3 tiêu chí nữa. Để làm được việc này, xã sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chỉnh trang nhà cửa, xóa bỏ hủ tục, phương thức canh tác lạc hậu, huy động hệ thống chính trị cùng nhân dân chung tay XDNTM”, ông Nghĩa nói.

Hoàn thành phê duyệt đề án vào cuối năm 2013

Ông Hà Mạnh Hùng, Phó chủ tịch UBND huyện Bắc Yên cho biết, trước khi thực hiện XDNTM, cơ sở hạ tầng của huyện còn thiếu và yếu; trong sản xuất những năm gần đây tuy có sự đầu tư của Nhà nước nhưng chưa có chiều sâu, thậm chí còn dàn trải, áp dụng theo bộ tiêu chí thì chưa đạt; các tiêu chí về an ninh, văn hóa tính ổn định chưa cao; khoảng các giữa các bản, rồi các bản với trung tâm xã cách xa nhau nên việc triển khai xây dựng hạ tầng rất khó khăn và tốn kém.

Khó khăn là vậy, song khi triển khai, huyện đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, đến nay đã đạt một số kết quả đáng khích lệ như: 15/15 xã hoàn thành công tác quy hoạch; 3/15 xã đã duyệt xong đề án; bước đầu người dân đã hiểu và nhận thức sâu sắc về XDNTM; bộ mặt nông thôn đang từng ngày thay đổi.

Thời gian tới, Bắc Yên tiếp tục chỉ đạo các xã bám sát các văn bản, chỉ đạo hướng dẫn của các cấp, ban, ngành để kịp thời tuyên truyền tới mọi tầng lớp nhân dân, phát huy nguồn lực của các địa phương. Đôn đốc các xã phối hợp với các đơn vị tư vấn triển khai công tác lập và duyệt đề án, phấn đấu đến hết năm 2013 phê duyệt xong đề án của 15/15 xã.

Ông Hùng cho biết thêm: “Hiện Bắc Yên đang gặp khó khăn về nguồn vốn, một số tiêu chí áp dụng vào các xã miền núi không phù hợp như tiêu chí cơ sở hạ tầng khu trung tâm xã, trình độ dân trí còn thấp, trình độ của cán bộ chưa đáp ứng được nhu cầu.Vì thế, Trung ương nên có sự điều chỉnh một số tiêu chí cho phù hợp với vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn; kéo theo nguồn vốn hỗ trợ cũng cao hơn nhưng phải có cơ chế đồng bộ, như vậy công cuộc XDNTM của huyện Bắc Yên nói riêng, tỉnh Sơn La nói chung mới về đích đúng thời gian và bền vững”.

Hoàng Văn
Nguồn:kinhtenonghton.com.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập158
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm155
  • Hôm nay23,633
  • Tháng hiện tại929,735
  • Tổng lượt truy cập90,993,128
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây