Mặc dù Hà Nội mới sản xuất tại chỗ đáp ứng được khoảng 65% lượng nông sản hàng hóa cho Thủ đô nhưng đã bộc lộ nhiều bất cập giữa sản xuất và tiêu thụ. Đây chính là nguyên nhân kìm hãm nền sản xuất hàng hóa tập trung.
Hiện tại nông dân, chủ các trang trại làm ra sản phẩm nhưng việc tiêu thụ khá bấp bênh, gần như phải tự lo đầu ra. Điều đó dẫn đến sản xuất mất cân đối, điệp khúc "được mùa - rớt giá" và "ít thiếu - nhiều thừa" thường xuyên tái diễn. Tình trạng tự sản tự tiêu, thiếu quy hoạch và lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp làm cho nền nông nghiệp kém hiệu quả. Vấn đề đặt ra là cần củng cố tạo dựng mối liên kết từ khâu sản xuất đến tiêu thụ thông qua các đầu mối trung gian phân phối, hệ thống bán lẻ tới người tiêu dùng. Điển hình là tổ dịch vụ sản xuất rau an toàn VietGap Tiền Lệ, Hoài Đức, Văn Đức, Gia Lâm, tổ dịch vụ sản xuất rau hữu cơ Thanh Xuân, Sóc Sơn đã liên kết các nhóm hộ để tổ chức sản xuất đáp ứng các đơn hàng của DN, thị trường…
Thực tế DN, thương lái thu mua sản phẩm sẽ đóng vai trò quyết định cho sự phát triển của cả một ngành hàng. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp bị ảnh hưởng nhiều bởi thiên tai và dịch bệnh, chính sách hỗ trợ chưa hấp dẫn DN đầu tư, cho nên chưa hình thành hệ thống DN tiêu thụ nông sản bền vững. Hiện tại các phương thức tiêu thụ nông sản chủ yếu là" thuận mua - vừa bán'' do các thương lái và số ít DN nhỏ khi thấy nơi nào sản xuất ra nông sản bán được là đến mua hàng. Sản phẩm qua kênh này chất lượng không cao và bị cạnh tranh lớn về giá. Còn liên kết dưới hình thức đặt đơn hàng người sản xuất cung cấp sản phẩm cho DN theo hợp đồng đã ký kết lại dễ bị phá vỡ khi giá thị trường tăng hoặc khi giá xuống thấp DN tự bỏ hợp đồng. Bên cạnh đó mối liên kết hỗ trợ vùng nguyên liệu khi DN có tiềm lực hỗ trợ sản xuất tài chính, kỹ thuật để phát triển vùng nguyên liệu, DN mua sản phẩm theo giá thị trường và thu hồi sản phẩm dần của người sản xuất giao nộp. Tuy nhiên, mối liên kết này vẫn phải tăng cường kiểm soát chất lượng sản phẩm. Ngoài liên kết gia công sản phẩm, DN cung ứng giống vật tư và cán bộ kĩ thuật chỉ đạo sản xuất trực tiếp tại cơ sở. Với phương thức liên kết này sản phẩm sẽ khẳng định được chất lượng và thương hiệu. Đây là liên kết thành công của Công ty cổ phần CP.Group tại Hà Nội. Ngoài ra, liên kết sàn giao dịch kết nối đã bước đầu hoạt động tốt. Bên cạnh đó việc tiêu thụ nông sản qua hệ thống kênh bán lẻ cũng chiếm thị phần lớn thông qua mạng lưới cửa hàng bán và giới thiệu sản phẩm, các đại lý bán lẻ.
Thực tế cho thấy mối liên kết giữa DN với người sản xuất theo phương thức đầu tư hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu và gia công sản phẩm là bền vững nhất, vừa định hướng được chiến lược sản xuất vừa thể hiện được vai trò hạt nhân của DN trong chuỗi giá trị sản phẩm. Đối với kênh bán lẻ hoạt động theo hình thức cửa hàng giới thiệu sản phẩm của DN và đại lý bán đúng giá sẽ khẳng định uy tín với người tiêu dùng, hoặc liên kết sàn giao dịch kết nối hoạt động có hiệu quả. Như vậy, để chuỗi giá trị sản phẩm nông nghiệp hoạt động hiệu quả thì từng mắt xích cần hoàn thiện để phát triển bền vững. Đối với người sản xuất cần đầu tư hạ tầng, nâng cao kỹ thuật, kiến thức thị trường và trách nhiệm cộng đồng. Tăng cường liên kết các tổ, nhóm, HTX dịch vụ nhằm tạo ra nhiều sản phẩm tốt đáp ứng các đơn hàng của DN trung gian phân phối. Với DN trung gian phân phối cần coi là hạt nhân trong chuỗi giá trị và xây dựng chiến lược từ sản xuất đến kinh doanh. Tăng cường kiểm soát nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu quảng bá sản phẩm và xúc tiến thương mại. Các DN cần liên kết với người sản xuất cung ứng vật tư để hỗ trợ sản xuất, đầu tư tài chính, kỹ thuật mở rộng quy mô sản xuất. Với hệ thống kênh bán lẻ cần giữ uy tín thương hiệu cho cả chuỗi giá trị.
Cần xây dựng các dạng mô hình thí điểm liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm để xác định các khâu yếu trong chuỗi nhằm xây dựng các chính sách hỗ trợ hợp lý phát triển bền vững, để đánh giá tổng kết, nhân ra diện rộng. Đây chính là cơ sở để các địa phương quy hoạch vùng sản xuất, tạo vùng nguyên liệu hàng hóa, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý đáp ứng yêu cầu tiêu thụ của thị trường. Nhà nước cần có các chính sách hỗ trợ để hấp dẫn DN đầu tư vào sản xuất kinh doanh, tạo dựng các chuỗi liên kết thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã