Các tiểu thương cũng như người dân đến chợ Hôm, xã Thanh Bình Thịnh đã có ý thức giữ gìn vệ sinh chung
Tại chợ Hôm, xã Thanh Bình Thịnh được trang bị 2 giỏ đựng rác, để dễ dàng phân loại, gồm: Rác dễ phân hữu hủy (rác hữu cơ có thể làm phân vi sinh) và rác khó phân hủy (đưa đi xử lý tập trung). Dù là gian hàng lớn, hay chỉ là những sạp rau, quả, hay trái cây nhỏ, mỗi tiểu thương ở đây đều luôn nêu cao ý thức giữ gìn vệ sinh tại khu vực mình bán hàng.
Quầy nông sản tươm tất, thì quầy thực phẩm phải sạch sẽ, giữ vệ sinh ở chợ...đó là những nội dung mà các tiểu thương ở chợ Hôm phải cam kết với ban quản lý chợ, khi đăng ký kinh doanh .
Chị Phan Thị Hương, một tiểu thương kinh doanh hàng ăn mang về nói: ở đây chúng tôi luôn giữ vệ sinh chung, bán hàng xong lau chùi đồ dùng sạch sẽ, rác thải thu gom gọn gàng, phân loại cụ thể, để rác hữu cơ sẽ bỏ vào hố ủ rác, sau đó thành phân bón cho cây trồng. Kinh doanh ở chợ phải giữ môi trường sạch sẽ thì khách hàng họ mới tin tưởng và yên tâm đến mua hàng.
Bà Nguyễn Thị Tĩnh, khách hàng đi chợ cho biết: thời gian gần đây tôi thấy chợ Hôm Thái Yên không còn tình trạng rác thải tồn đọng, môi trường sạch sẽ hẳn, đi chợ mùa đồ ăn, thực phẩm chúng tôi thấy rất yên tâm.
Được biết, Hội LHPN xã Thanh Bình Thịnh từng thành công với mô hình đi chợ bằng làn nhựa. Mô hình được duy trì và lan tỏa cho đến hôm nay, qua đó giảm đáng kể rác thải nhựa thải ra môi trường. Tuy nhiên, chợ có tới gần 200 quầy hàng kinh doanh, buôn bán, chủ yếu là thực phẩm, rau củ, quả...vì vậy hàng ngày lượng rác thải thải ra môi trường khá lớn. Hội LHPN huyện Đức Thọ đã lựa chọn chợ Hôm xã Thanh Bình Thịnh làm điểm mô hình ủ rác hữu cơ thành phân vi sinh.
Hố ủ rác thành phân vi sinh tại chợ Hôm xã Thanh Bình Thịnh sau 3 tháng đưa vào sử dụng đã làm giảm 70% lượng rá thải.
Mô hình được xây dựng trên diện tích 16 m2, thiết kế 4 hố, trong đó 3 hố dùng để ủ rác và 1 hố bỏ rác khó phân hủy. Mỗi hố có diện tích 4 m2, có nắp đậy và mái che kiên cố. Kinh phí 30 triệu đồng.
Đến nay 2 hố đã cung cấp trên 2 tấn phân bón vi sinh, cho 10 hộ làm vườn tại thôn Bình Tiến.
Bà Võ Thị Minh – Ban quản lý HTX chợ Hôm, xã Thanh Bình Thịnh cho hay: từ ngày mô hình hoạt động đến nay, đã giảm đáng kể lượng rác thải tại chợ. Sau khi tiểu thương phân loại, chúng tôi thu gom , rác hữu cơ được lần lượt bỏ váo các hố từ 1 – 3 theo hình thức cuốn chiếu, hố này đầy thì bỏ sang hố kia. Quy trình ủ rác cũng rất đơn giản, cứ 1 lớp rác thì 1 lớp chế phẩm sinh học trộn với nước, rồi đậy nắp kín ủ lại, sau 45 ngày là thành phân.
Trước đây, cứ mỗi ngày Ban quản lý HTX chợ Hôm Thanh Bình Thịnh phải thu gom từ 200 – 250 kg rác các loại, trong đó khoảng 30% rác vô cơ. Tất cả tập kết tại chợ rồi đưa đến bãi rác tập trung của thôn để xử lý . Từ ngày bể ủ rác đưa vào sử dụng đến nay, môi trường kinh doanh tại chợ Hôm xã Thanh Bình Thịnh trở nên trong lành. Chị Trần Thị Thùy Nhung – Chủ tịch Hội LHPN huyện Đức Thọ cho biết thêm: Mô hình này nếu được nhân rộng, không chỉ tạo môi trường kinh doanh ở các chợ trở nên trong lành hơn, mà còn giải quyết được vấn đề tồn đọng rác thải, cũng như giảm lượng rác phải đưa đi xử lý tại bãi rác tập trung của huyện. Đây cũng chính là một trong những lời giải cho bài toán ô nhiễm môi trường tại chợ hiện nay./.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025
Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025
Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới
Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025