Học tập đạo đức HCM

Khi người dân là chủ thể xây dựng nông thôn mới

Thứ hai - 07/04/2014 11:00
Hưởng ứng phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, trong 3 năm qua, nhân dân cả nước đã tự nguyện hiến hơn 12 triệu m2 đất và hàng nghìn tỷ đồng để làm đường, các thiết chế văn hóa ở cơ sở. Thành công đó có sự đóng góp không nhỏ của những người cán bộ Mặt trận ở khu dân cư.
 
 
 
Nhân dân xã Bản Xen (Mường Khương – Lào Cai)
 tham gia làm đường giao thông nông thôn
 
Cán bộ đi trước, làng nước theo sau
 
Là một xã của Thủ đô Hà Nội nhưng thu nhập nông nghiệp chiếm đến 61%, khi bắt tay vào làm nông thôn mới (NTM) từ năm 2010, Đông Lỗ (Đông Anh - Hà Nội) có xuất phát điểm thấp, kết cấu hạ tầng điện, đường, trường, trạm đều đã xuống cấp nghiêm trọng, thu nhập bình quân đầu người dưới 9 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo chiếm đến 26%... Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Đông Lỗ - Đinh Quan San cho biết, trước tình hình xuất phát điểm thấp, hạ tầng kỹ thuật còn thiếu thốn. Đông Lỗ đã đặt công tác tuyên truyền, vận động mọi người dân, tổ chức tham gia xây dựng NTM là công tác ưu tiên hàng đầu.
 
Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự hưởng ứng nhiệt tình của đông đảo nhân dân, đến nay đa số người dân đã góp đất để làm các dự án giao thông thủy lợi nội đồng, đường làng ngõ xóm, xây dựng trường học được 20.000m2; góp hàng nghìn ngày công, 3 tỷ đồng để làm 231 ngõ, xóm bê tông hóa; thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên 16 triệu đồng/người/năm 2013.
 
Tại Khu 3 Quảng Đông, xã Xuân Viên, huyện Yên Lập (tỉnh Phú Thọ) những năm trước đây trình độ dân trí còn thấp, độc canh cây lúa nên kinh tế kém phát triển, đời sống đại bộ phận nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Với vai trò là Bí thư chi bộ, Trưởng ban công tác Mặt trận khu dân cư, ông Phùng Ngọc Thêm luôn nhận thức sâu sắc việc đầu tiên là phải củng cố các tổ chức đoàn thể ở khu dân cư đi vào hoạt động có nền nếp, có chiều sâu, từ đó phát triển thêm được hội viên, đoàn viên ngày càng đông.
 
Ông Thêm chia sẻ, để khuyến khích được người dân đoàn kết tham gia các phong trào thi đua, bản thân ông và đội ngũ cán bộ đảng viên đã gương mẫu làm trước để nhân dân làm theo. Từ phương châm "cán bộ đi trước, làng nước theo sau”, các cuộc vận động được người dân nhiệt tình tham gia hưởng ứng. Năm 2012 hưởng ứng CVĐ "Chung tay xây dựng nông thôn mới”, 31 hộ dân trong khu tự nguyện hiến đất và cây cối hoa màu để làm đường liên thôn với trị giá trên 140 triệu đồng, xây dựng được một nhà văn hóa trên 80 m2  với giá trị gần 80 triệu đồng.  
 
Để người dân giám sát 
 
Công tác xây dựng NTM là một chủ trương lớn và được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước. Song, để thực hiện thành công ngay tại mỗi khu dân cư không phải là việc làm dễ dàng. Theo ông Đinh Quang Minh, Bí thư Đảng ủy xã Vạn Phúc, huyện Thanh Trì (Hà Nội), để xây dựng được NTM cần phải tập trung lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy và sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị. Đồng thời thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ ở cơ sở, tạo điều kiện tốt nhất để nhân dân phát huy quyền làm chủ với phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra” và dân hưởng lợi, nghĩa là phải công khai, minh bạch, đảm bảo sự công bằng để nhân dân bàn bạc một cách dân chủ, từ đó đã tạo được sự đồng thuận trong nhân dân.
 
Mặt trận chủ động tham gia xây dựng nông thôn mới
 
Trong năm 2013, hưởng ứng phong trào Toàn dân xây dựng NTM trên cơ sở các nội dung chỉ đạo của Ban Thường trực UBTƯMTTQ Việt Nam và chỉ đạo của địa phương, MTTQ các cấp đã tiếp tục tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân xây dựng NTM, đô thị văn minh. Qua thực hiện tại nhiều địa phương đã có mô hình, cách làm hay trong phong trào. Tại tỉnh Thái Bình, với sự vào cuộc của MTTQ các cấp đã có 253/263 xã, phường, thị trấn thực hiện xong việc dồn điền, đổi thửa gắn với quy hoạch xây dựng NTM. Tỉnh Đắc Nông đã vận động nhân dân ủng hộ trên 2,5 tỷ đồng và trên 10.000 ngày công, tỉnh Tây Ninh đã vận động nhân dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn ở khu dân cư với số tiền hơn 12 tỷ đồng và 46.000 ngày công lao động.
 
Anh Vũ
Nguồn daidoanket.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập350
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm346
  • Hôm nay53,803
  • Tháng hiện tại758,916
  • Tổng lượt truy cập90,822,309
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây