Học tập đạo đức HCM

Bản Giang khôi phục, phát triển vùng cam

Thứ sáu - 05/10/2012 23:42
Với sự hỗ trợ của tỉnh Lai Châu, huyện Tam Đường cùng sự nỗ lực của người dân, vùng cam xã Bản Giang từng bước được khôi phục, đem lại nguồn thu nhập đáng kể cho bà con.

Nhiều diện tích cam được khôi phục ở Bản Giang.

Trước đây, cùng với chè, lúa thì cam là một trong những cây trồng chủ lực của người dân xã Bản Giang. Cam ở đây không những ngon, ngọt thanh đặc trưng mà còn có mùi thơm đậm. Nhưng do ảnh hưởng của khí hậu, vào cuối những năm 1970, cây cam tự nhiên có hiện tượng khô héo, rụng lá và chết hàng loạt.

Đến năm 2005 - 2006, được sự quan tâm của ngành chức năng, nhân dân xã Bản Giang được cấp các loại cây ăn quả, trong đó có cây cam đường. Điều đó đã khuyến khích nông dân khôi phục diện tích cam trên mảnh đất này. Có lẽ vì đất đai, khí hậu của địa phương phù hợp nên cây rất sai quả, nhờ đó mà nhiều gia đình có thu nhập từ 15-20 triệu đồng/vụ.

Đặc biệt, dự án hỗ trợ khôi phục phát triển cam do tỉnh hỗ trợ kinh phí từ đầu tháng 9/2012 như tăng thêm động lực giúp bà con Bản Giang phát triển vùng cam. Theo đó, gần 4.000 cây cam sành đã được cấp cho 200 hộ gia đình có diện tích đất từ 800-10.000m2 trở lên.

Trao đổi với chúng tôi, ông Vàng Văn Chài, Phó chủ tịch UBND xã Bản Giang cho biết: “Nhằm khôi phục và phát triển vùng cam trên quy mô lớn, trước khi triển khai xã đã tuyên truyền, phổ biến cho người dân về lợi ích của dự án, do đó đã tạo được sự đồng thuận cao. Loại cam này có ưu điểm ít hạt, quả có tỷ lệ xơ thấp, thịt màu vàng đẹp, có thể duy trì cây phát triển trong thời gian dài, thời gian thu hoạch quả lâu, sau 3 năm trồng từ cây ghép sẽ bắt đầu bói quả. Tới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bà con chiết cành để chủ động nguồn giống”.

Để giúp cây sinh trưởng tốt, hạn chế sâu bệnh gây hại, xã còn cấp thêm thuốc chống mối và ổi Đông Dư để bà con trồng xen trong vườn cam (tỉ lệ trồng 9 cây cam/1 cây ổi). Đến nay 100% cây cam trong dự án đã phục hồi, bén rễ. Ông Nguyễn Thành Chung ở Bản Giang cho biết: “Khi biết tin được cấp cây cam trồng, gia đình tôi rất vui và phấn khởi nên ngay từ tháng 3, chúng tôi đã phát dọn cỏ, chuẩn bị diện tích, đào hố và dành dụm tiền mua phân bón chờ ngày được cấp giống”.

Hy vọng rằng với sự phối hợp chặt chẽ giữa chính quyền và nhân dân, trong tương lai không xa, những trái cam Bản Giang sẽ có mặt ở mọi miền đất nước, giúp bà con tăng thu nhập.

Hoài Thương
nguồn:kinhtenonghton.com.vn

 

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập306
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại821,902
  • Tổng lượt truy cập90,885,295
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây