Theo WHO, Việt Nam tiêu thụ trung bình 65,000 tấn/năm, trong đó năm 2012 là 78,000 tấn, đứng thứ 7 thế giới tính theo bình quân tiêu thụ đầu người.
Sát thủ âm thầm của chục bệnh ung thư
Tiến sĩ Trần Tuấn- Viện nghiên cứu sức khỏe cộng đồng cho biết đến nay tổ chức y tế thế giới WHO đã ra rất nhiều khuyến cáo về nguy cơ đại dịch ung thư từ amiang và các nhà là công tác vận động chính sách vẫn đang nỗ lực đi cùng cuộc chiến chống ung thư.
Theo TS Tuấn, amiăng là một trong những chất gây ung thư nghề nghiệp, là nguyên nhân của khoảng ½ số tử vong do ung thư nghề nghiệp.
Năm 2003, Kỳ họp thứ 13 của Ủy ban liên tịch về Sức khỏe Nghề nghiệp của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến nghị rằng cần quan tâm đặc biệt tới việc loại trừ các bệnh liên quan đến amiăng.
Có bằng chứng khoa học rõ ràng là amiăng gây ra ung thư và các bệnh hô hấp mãn tính ở người.
WHO đang làm việc để làm giảm gánh nặng toàn cầu các bệnh không lây nhiễm, kể cả ung thư và các bệnh hô hấp mãn tính, nhận thấy rằng dự phòng ban đầu làm giảm các chi phí dịch vụ chăm sóc y tế và giúp đảm bảo tính bền vững về chi tiêu cho y tế.
Trên toàn thế giới, ung thư là nguyên nhân hàng đầu thứ hai gây tử vong. Năm 2008, có 7,6 triệu tử vong do ung thư cùng với 12,7 triệu ca nhiễm mới. Có khoảng 19% tất cả các ca ung thư được ước tính là có liên quan đến môi trường, kể cả nơi làm việc.
Hiện nay, khoảng 125 triệu người trên thế giới bị phơi nhiễm với amiăng tại nơi làm việc. Theo ước tính của WHO, ít nhất 107 000 người chết hàng năm do ung thư phổi liên quan đến amiăng, ung thư trung biểu mô và bụi phổi amiăng do các phơi nhiễm nghề nghiệp.
Có khoảng một nửa số tử vong do ung thư nghề nghiệp được ước tính là do amiăng gây nên.
Việt Nam đứng trong 10 nước hàng đầu thế giới về tiêu thụ amiang (trung bình 65,000 tấn/năm, trong đó năm 2012 là 78,000 tấn), đứng thứ 7 thế giới tính theo bình quân tiêu thụ đầu người (0.9kg/người/năm).
Gánh nặng về ung thư đè chết người nghèo
Hiện nay, WHO đã chỉ ra rằng amiăng gây ung thư cho phổi, thanh quản và buồng trứng, ung thư trung biểu mô (một loại ung thư màng phổi và màng bụng) và bụi phổi amiăng (xơ hóa phổi).
Các bệnh liên quan đến amiăng có thể phòng ngừa được, và cách hiệu quả nhất để phòng ngừa các bệnh này là ngừng sử dụng tất cả các dạng của amiăng để phòng ngừa phơi nhiễm.
Các chiến dịch toàn cầu của WHO để loại bỏ các bệnh liên quan đến amiăng nhằm hỗ trợ các nước để đạt được mục tiêu ấy.
Tuy nhiên, tại Việt Nam tình hình sử dụng amiang vẫn rộng rãi đặc biệt là ở các vùng nông thôn, miền núi người dân vẫn coi tấm lợp proximang là vật liệu không thể thiếu.
Trước đó đã có nhiều tranh cãi về việc không nên cho sản xuất loại vật liệu này tuy nhiên nhiều ý kiến lại cho rằng amiang không thể bỏ vì tấm lợp không có amiang rất đắt người dân không có tiền mua.
Vì amiang rẻ nên phải sử dụng – theo TS Tuấn quan điểm này rất nguy hiểm.
Hiện nay, chi phí điều trị cho bệnh ung thư đã trở thành “khủng hoảng tài chính” với người dân ở khu vực Đông Nam Á trong đó có Việt Nam.
Chi phí điều trị ung thư lên đến 80 nghín USD/người. TS Tuấn cho biết nếu không ngăn chặn amiang thì người dân Việt nghèo còn bị đè nặng với bệnh ung thư.
Amiăng là một trong những chất gây ung thư nghề nghiệp quan trọng nhất
Thuật ngữ “amiăng” dùng để chỉ một nhóm các khoáng chất nhóm serpentine hoặc nhóm amphibole dạng sợi có trong tự nhiên có tác dụng trong hiện tại hoặc trước đây do có lợi thế chịu bền đặc biệt, dẫn nhiệt kém và độ kháng tương đối với tác động hóa chất.
Các dạng chất khác nhau chủ yếu của amiăng là chrysotile - “amiăng trắng”, một chất thuộc nhóm serpentine, và crocidolite - “amiăng xanh”, amosite - “amiăng nâu”, anthophyllite, tremolite và actinolite, đều thuộc nhóm amphiboles (4).
Phơi nhiễm với amiăng, kể cả amiăng trắng, gây ra ung thư phổi, thanh quản và buồng trứng, ung thư trung biểu mô (một loại ung thư màng phổi và màng bụng) và bệnh bụi phổi amiăng (xơ hóa phổi) (5–7).
theo Trí Thức Trẻ
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã