GS.TS Nguyễn Anh Trí, Chủ tịch Hội Tan máu bẩm sinh VN, cảnh báo, Việt Nam thuộc khu vực có nguy cơ cao với căn bệnh tan máu bẩm sinh (thalassemia) với hơn 5,3 triệu người mang gen bệnh.
Những dấu hiệu cơ bản nhất của bệnh tan máu bẩm sinh đó là thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt; da vàng, sau đó đen dần và thâm; gan to lên; cơ thể bắt đầu méo mó; chân, tay khèo…
Theo BS.Vũ Hải Toàn, Khoa Thalassemia, Viện Huyết học và Truyền máu TW, bệnh tan máu bẩm sinh là căn bệnh di truyền qua gen làm hồng cầu vỡ. Người bệnh liên tục bị thiếu máu, do đó, cả đời phải truyền máu vì hồng cầu chỉ sống được một thời gian ngắn.
Khi hồng cầu vỡ tạo ra ứ sắt và tích tụ ở toàn bộ cơ thể. Từ đó làm tổn thương đến các bộ phận khác của cơ thể bị như: thận, tuyến giáp, các tuyến nội tiết, bộ xương…khiến bệnh nhân còi cọc, xương dễ gãy, méo mó, mũi tẹt, mặt to, chân, tay bị khèo… Nếu không phát hiện sớm, bệnh nhân sẽ bị suy tim, suy gan, chậm phát triển về thể chất, không có khả năng sinh con…
Theo các chuyên gia y tế, không thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh tan máu bẩm sinh vì đây là một bệnh mang gen di truyền. Khi bị mắc bệnh tan máu bẩm sinh, bệnh nhân sẽ phải điều trị suốt đời.
Do là căn bệnh nguy hiểm để lại di chứng nặng nề nên cách phòng tránh tốt nhất là xét nghiệm máu để biết có mang gen thalassemia hay không.
theo: nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã