Bởi khi tay chân nứt nẻ là rất có thể liên quan đến bệnh nấm ngoài da, đồng thời kết hợp cục bộ bị hao, huyết mạch trở trệ không thông làm da dẻ mất nhuận dưỡng mà sinh bệnh, nhất là vào mùa đông.
Bởi vậy trong phép trị chứng bệnh này là cần sử dụng những dược liệu có công năng ức chế đối với nhiều loại vi khuẩn kể cả cả khuẩn da phụ và tác dụng gây tê cục bộ, làm cho da giảm đau, ngứa tốt. Đồng thời có công năng xúc tiến tuần hoàn máu tại cục bộ ở da khiến tan hàn nên có thể chữa khỏi nấm ngoài da và lành vết nứt nẻ tay chân và có công hiệu hoãn giải sự đau nhói do nẻ nứt gây ra.
Để có thể trị liệu chứng bệnh này xin giới thiệu phương “Ngọc tiết cao” (Ngự dược viên phương), có công hiệu chữa chứng khô ráo, nứt nẻ da thịt ngón tay, hai má.
Ảnh minh họa
Dược liệu gồm: Bột nhẹ, Định phấn (bột chì) mỗi loại đều 12g, Mật đà tăng 9g, Tương thủy, hạt nhân trắng trong Tạo giác tử.
Cách chế: Cả 3 vị thuốc trên tán thành bột mịn. Lấy hạt nhân trắng trong Tạo giác tử rồi đem ngâm với Tương thủy cho nở thành dạng cao, sau đó dùng cao này pha với bột 3 vị thuốc đã tán mịn, khuấy trộn đều thành dạng đặc sệt vừa phải là thành Ngọc tiết cao.
Hằng ngày dùng Ngọc tiết cao bôi lên chỗ đau. Ngày bôi 2 – 3 lần.
Trong phương trên ta thấy bột nhẹ CaCO3 còn gọi là Ngân phấn, Nhị phấn, Tân, (Precipiated calcium carbonate powder), hàn có độc. Khổng Tông Thích đời Tống nói rằng “Thuốc này không thể uống thường và uống quá nhiều vì sẽ gây tổn thương”, nên phần nhiều chỉ sử dụng làm thuốc bôi ngoài da. Bột nhẹ có tác dụng công độc, sát trùng, giảm ngứa và chữa được nhiều bệnh ngoài da. Trong “Bản thảo cương” mục còn ghi rằng bột nhẹ có thể chữa lành không để lại sẹo sau khi bị cào xước da.
Còn vị Định phấn trong “Bản thảo cương mục” gọi nó là bột chì, có vị cay, tính hàn, có độc và không thể khiến da dẻ nhẵn mịn. Trong thời cổ đại xưa tại La Mã phụ nữ đã biết dùng một chút mỡ cừu, một chút bột chì... để có thể tôn thêm vẻ đẹp.
Còn Mật đà tăng là vị thuốc dùng ngoài da, thời cổ xưa cũng hay sử dụng, vì có chứa độc, nên thông thường không dùng đường uống. Song thuốc này lại có công dụng làm đẹp da, chữa trị chứng da bị xạm đen “Tân tu bản thảo”. Thuốc còn chữa được mụn nhọt, làm tiêu sưng độc (theo “Bản thảo cương mục”).
Khi 3 vị thuốc trên hợp lại có tác dụng tốt làm thanh nhiệt, tiêu sưng, giải độc, trị da dẻ bị ghẻ lở, nấm. Phương thuốc này lấy hạt nhân trắng trong Tạo giác tử và Tương thủy để bào chế thành thuốc cao, là vì Tạo giác tử có tác dụng rất tốt trong trị liệu chứng mụn ghẻ ngoài da, có thể tiêu sưng, tán kết. Còn Tương thủy lại có thể tu dưỡng da dẻ, khiến cho làn da trở nên trắng trẻo. Như trên đã nói về bệnh sinh chứng da dẻ nứt nẻ, sần sùi, hay nổi mụn nhọt là do nấm ngoài da nhiều. Song phương “Ngọc tiết cao” lại có thể chữa trị được nhiều loại bệnh ngoài da mãn và cấp tính và làm cho làn da trở nên nhẵn mịn, tươi sáng.
Theo nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã