Học tập đạo đức HCM

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thứ bảy - 01/09/2012 11:20
Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng…

Chúng chính là loài rắn có tên gọi là rắn giun, có thể được bắt gặp tại nhiều nơi ở Việt Nam, từ miền Bắc cho tới miền Nam, thậm chí là ngay tại các thành phố lớn như Hà Nội và TP HCM. Đúng như tên gọi của mình rắn giun có một ngoại hình rất giống với loài giun đất thường gặp với chiều dài cơ thể không vượt quá 23, đầu tròn, có màu nâu bóng. Chúng thường sống dưới mặt đất, các đống đổ nát hoặc củi mục.

Phải nhìn thật kỹ mới có thể nhận ra chúng không phải là giun, qua các đặc điểm sau: cơ thể có vảy và không phân đốt, có một đôi mắt nhỏ xíu trên đầu, có miệng mở ra được, và đặc biệt là có chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn. Nếu như giun đất sống bằng mùn cây thì thức ăn chủ yếu của rắn giun là trứng kiến và mối.  

Một đặc điểm kỳ lạ khác của rắn giun là chúng có thể sinh sản mà không cần đến con đực. Trong kiểu sinh sản không cần thụ tinh này, tất cả trứng nở ra đều là con cái.

Dưới đây là một số hình ảnh tổng hợp về loài rắn giun lạ lùng:
 

Rắn giun có một ngoại hình rất giống với loài giun đất thường gặp.
Chỉ khác là chúng có vảy...
Và cái lưỡi không thể nhẫm lẫn của loài rắn.
Cận cảnh phần đầu rắn giun.
Khác với cái đầu tròn như đầu giun, phần đuôi rắn giun khá nhọn.
So với các loài rắn thông thường, chúng thực sự là một loài rắn "tí hon".

Một con rắn giun trưởng thành chỉ dài xấp xỉ 20cm, nhỏ hơn cả một con giun đất cỡ lớn.

Đây là một loài rắn không có nọc độc.

Kể cả có nọc độc thì chúng cũng vô hại, vì cái miệng quá nhỏ và yếu để có thể gây tổn thương trên bề mặt da người.

Dù phân bố rộng ở Việt Nam, nhưng rắn giun vẫn là loài khá hiếm gặp.
Quốc Lê
Baodatviet.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập179
  • Hôm nay62,409
  • Tháng hiện tại1,346,001
  • Tổng lượt truy cập94,873,555
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây