Học tập đạo đức HCM

Thuốc trị bệnh do ký sinh trùng đường ruột

Thứ sáu - 07/12/2012 05:07
Bệnh do ký sinh trùng đường ruột gây ra là một bệnh khá phổ biến ở nước ta. Bệnh chủ yếu lây truyền qua thức ăn, nước uống thiếu vệ sinh. Hầu hết bệnh do ký sinh trùng đường ruột không gây được miễn dịch bảo vệ và có khả năng tái nhiễm cao, do đó phòng bệnh và dùng thuốc vẫn là giải pháp chính để kiểm soát các loại bệnh này.

Bệnh do amip


Đây là bệnh do nhiễm đơn bào Entamoeba histolytica. Bệnh gây ra các tổn thương đặc trưng là loét ở niêm mạc đại tràng và có khả năng gây ra các ổ abces ở những cơ quan khác nhau. Bệnh có xu hướng kéo dài và mạn tính nếu không được điều trị tích cực. Bệnh lây qua đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống nhiễm kén amip. Biểu hiện giai đoạn cấp là đau bụng, đại tiện nhiều lần phân ít, nhiều nhầy mũi máu, đau quặn bụng, đau rát hậu môn, sốt nhẹ; biểu hiện giai đoạn muộn chủ yếu là các triệu chứng đau dọc khung đại tràng, rối loạn tiêu hóa với các đợt táo lỏng xen kẽ; kèm theo có các đợt bùng phát lan tỏa giống giai đoạn cấp. Điều trị hiện nay chủ yếu dùng nhóm imidzole (metronidazole, tinidazole, ornidazole). Loại thuốc này có ưu điểm diệt được cả thể kén và thể đơn bào amip, nhưng khi dùng thuốc kéo dài cần lưu ý vì có thể gặp tác dụng phụ như chóng mặt, buồn nôn, nôn, đau vùng thượng vị, nổi mày đay... các dấu hiệu này thường nhẹ và hết sau khi cơ thể đào thải hết thuốc. Thuốc không dùng cho phụ nữ có thai 3 tháng đầu hoặc trong thời kỳ cho con bú.
 
 

Thuốc trị bệnh do ký sinh trùng đường ruột 1

Ký sinh trùng thâm nhập cơ thể qua đường miệng.
 
 

Nhiễm giun
 

Giun kim: Loại giun này chủ yếu gây nhiễm ở lứa tuổi trẻ em. Nhiễm do thức ăn hoặc nước bẩn có chứa trứng giun, nhiễm tự nhiên ở trẻ em theo đường phân - tay - miệng. Biểu hiện chủ yếu là trẻ em bị ngứa hậu môn làm mất ngủ, do gãi có thể gây ra các vết xước quanh hậu môn, trẻ gái có thể bị viêm âm hộ âm đạo. Điều trị bằng mebendazole, flubendazole hoặc albendazole.
 
Giun đũa: Bệnh do nhiễm loại Ascaris lumbricoides. Lây nhiễm do ăn hoặc uống nước có nhiễm trứng giun. Điều trị bằng mebendazole, flubendazole hoặc albendazole. Thuốc cần uống theo chỉ định của bác sĩ.
 
Giun móc: Bệnh thường gặp ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới có khí hậu nóng ẩm. Giun trưởng thành dài 1 - 2cm sống ở tá tràng và hỗng tràng, mỗi con hút máu khoảng 0,2ml/ngày, sống trung bình 5 năm do đó gây tình trạng thiếu máu nhược sắc nặng. Điều trị bằng mebendazole, flubendazole hoặc albendazole.
 
Giun lươn: Là loại Strongyloides stercoralis, loại giun này nhỏ dài 2 - 3cm, sống ở đoạn đầu ruột non, ít gặp hơn giun đũa và giun móc; ký sinh nhiều năm trong cơ thể vật chủ. Phát triển ở khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới nóng ẩm. Điều trị đặc hiệu là dùng thibendazole, có thể điều trị bằng mebendazole, flubendazole hoặc albendazole.
 
Giun tóc: Do loại Trichiuris Trichiura sống ở đại tràng, thường gặp nhất ở khu vực kém vệ sinh. Lây nhiễm do thức ăn, đồ uống sống, bẩn chứa trứng giun. Thường không có triệu chứng, phát hiện tình cờ qua xét nghiệm phân. Điều trị bằng mebendazole, flubendazole hoặc albendazole.
 
 

Nhiễm sán
 

Sán xơ mít: Gồm Taenia saginata và Taenia solium, đây là loại giun dẹt có đốt, dài 6-10m; Biểu hiện khi nhiễm: đau bụng mơ hồ, không đặc hiệu, chán ăn hoặc ăn không biết no. Điều trị bằng nicosamid hoặc praziquantel.
 
Sán máng: Còn gọi là bệnh Bilharzia do loài sán dẹt Schistosoma gây ra. Lây nhiễm bắt đầu từ ấu trùng sống trong nước ngọt xâm nhập vào da bệnh nhân, sau đó theo các tĩnh mạch và bạch mạch về gan. Biểu hiện lâm sàng giai đoạn cấp thường xuất hiện vào tuần thứ 4 - 6, với các triệu chứng đau đầu, sốt, rét run, ho, đau cơ, đau khớp, gan to đau, tăng bạch cầu ái toan. Nếu không được điều trị sẽ chuyển sang mạn tính với các biến chứng tại gan... Điều trị bằng praziquantel, đây là thuốc thông dụng nhất trong điều trị bệnh sán máng ở người vì hoạt tính tác dụng của chúng chống lại được tất cả các chủng sán máng. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với thuốc này, có thể dùng oxamniquin. Oxamniquin là thuốc trị sán máng bán tổng hợp, có tác dụng trên cả dạng trưởng thành và chưa trưởng thành, nhưng không có tác dụng diệt ấu trùng. Thuốc chống chỉ định với người bị bệnh động kinh, rối loạn tâm thần, phụ nữ có thai và cho con bú. Tác dụng phụ thường gặp là chóng mặt, buồn ngủ, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, ngứa, mày đay…
 
Sán lá gan lớn: Do nhiễm loài sán Fasciola hepatica. Biểu hiện lâm sàng chia làm 3 giai đoạn, biểu hiện cấp tính là giai đoạn ấu trùng vào gan, các triệu chứng sẽ là sốt, đau vùng gan, tăng bạch cầu ái toan, gan to, chức năng gan bị tổn thương; giai đoạn tiềm tàng biểu hiện với các triệu chứng rối loạn tiêu hóa mơ hồ, đây là lúc sán khu trú trong đường mật; giai đoạn tắc nghẽn là hậu quả của viêm và phì đại đường mật. Thuốc được lựa chọn trong điều trị sán lá gan lớn hiện nay là triclabendazol hoặc bithionol. Tốt nhất là khi đã thấy các biểu hiện nghi ngờ, người bệnh nên đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được tư vấn, xét nghiệm và điều trị.
 
Sán lá gan nhỏ: Trứng sán nở trong nước hoặc được ốc ăn vào sẽ nở thành ấu trùng, ấu trùng thâm nhập vào cá, đóng nang, người ăn phải loại cá này chưa nấu chín (chủ yếu do tập quán ăn gỏi cá) sẽ mắc bệnh. Biểu hiện lâm sàng âm thầm và không đặc hiệu với sốt, đau bụng và tiêu chảy. Nếu để lâu dài không điều trị sẽ dẫn đến các biến chứng viêm đường mật, xơ quanh khoảng cửa, có thể xuất hiện ung thư biểu mô đường mật. Khi được phát hiện kịp thời, bệnh sán lá gan nhỏ có đáp ứng tốt với các thuốc điều trị. Praziquantel là thuốc được lựa chọn hàng đầu trong việc điều trị bệnh sán lá gan nhỏ. Người bệnh mắc sán lá gan cần phải theo dõi điều trị tại các cơ  sở y tế có chuyên khoa ký sinh trùng.
 
ThS. Nguyễn Thu Hiền
Ngày 6/12/2012 - Theo Sức khỏe đời sống

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập167
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại870,214
  • Tổng lượt truy cập90,933,607
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây