Học tập đạo đức HCM

Diễn biến dịch COVID-19 toàn thế giới rất phức tạp

Thứ ba - 22/09/2020 00:53
Trên thế giới, ít nhất 73 quốc gia đang chứng kiến số ca nhiễm mới tăng vọt. Ở Ấn Độ - quốc gia hơn 1 tỷ dân - hơn 90.000 ca nhiễm mới được phát hiện mỗi ngày, bổ sung thêm 1 triệu ca chỉ trong vòng 3 tuần đầu tháng 9.
Sau khi số ca mắc tăng vọt ở nhiều nước và giảm xuống trong giai đoạn phong tỏa, đại dịch COVID-19 đã tới thời điểm diễn biến khó lường. Toàn thế giới đã có trên 965.000 người tử vong tính tới sáng 21/9.

Tính đến sáng 21/9, theo thống kê của trang cập nhật dữ liệu thời gian thực Worldometers, thế giới ghi nhận hơn 31,2 triệu người nhiễm, hơn 964.700 người tử vong do mắc COVID-19. 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 239.220 ca mắc COVID-19, trong khi đó, số bệnh nhân bình phục đã lên tới 22,81 triệu người.

Trong vòng 24 giờ qua, các nước ghi nhận số ca dương tính với virus SARS-CoV-2 nhiều nhất thế giới gồm: Ấn Độ, Mỹ và Brazil; Ấn Độ dẫn đầu về số ca tử vong mới, tiếp theo là Brazil và Mỹ. Số ca nhiễm mới ở Ấn Độ tăng gấp gần 2,5 lần so với Mỹ. 

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, ghi nhận 7.000.193 ca nhiễm và 204.113 người chết, tăng lần lượt hơn 34.000 và 294 ca so với một ngày trước đó.

Ấn Độ, vùng dịch lớn thứ hai thế giới và lớn nhất châu Á, báo cáo thêm 87.382 ca nhiễm và 1.135 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì COVID-19 lên lần lượt 5.485.612 và 87.909. Số ca nhiễm tại quốc gia Nam Á này tăng nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào khác nhưng Ấn Độ lại có số bệnh nhân đã hồi phục cao nhất thế giới. Tỉ lệ hồi phục hiện là khoảng 80%.

Brazil, vùng dịch lớn thứ ba thế giới, ghi nhận thêm 330 người chết vì COVID-19, nâng tổng số ca tử vong lên gần 136.900. Số người nhiễm SARS-CoV-2 tại quốc gia khu vực Nam Mỹ này tăng thêm hơn 16.200 trong 24 giờ qua, hiện ở mức hơn 4,5 triệu.

Tại Đông Nam Á, Philippines là vùng dịch lớn nhất khu vực với 286.743 ca nhiễm và 4.984 ca tử vong, tăng lần lượt 3.331và 55 ca.

Indonesia, vùng dịch lớn thứ hai khu vực, ghi nhận 244.676 ca nhiễm, tăng 3.989 so với hôm trước, trong đó 9.553 người chết, tăng 105 ca. Thủ đô Jakarta từ 14/9 tiếp tục siết chặt những biện pháp hạn chế, giảm thiểu hoạt động của các doanh nghiệp, trung tâm thương mại và nơi thờ phụng. Người dân không được dùng bữa tại nhà hàng và tới quán cà phê.

“Mùa đông COVID-19 kinh hoàng” sắp xảy đến?

Trong những ngày gần đây, số ca mắc hằng ngày ở Mỹ lại tăng, khiến nhiều người lo ngại virus sẽ trỗi dậy mạnh khi các trường học mở cửa lại và khi mùa đông tới khiến mọi người ở trong nhà nhiều hơn. Một số nhà dịch tễ học lo sợ đây có thể là một mùa đông thảm khốc.

Số người chết vì COVID-19 ở Mỹ giờ đã gần bằng dân số ở thành phố Akron, bang Ohio; gấp nhiều lần số binh lính Mỹ chết trong chiến tranh.

"Chúng ta đang đối diện với một tình thế nghiêm trọng. Số ca nhiễm mỗi tuần hiện nay đã vượt quá quy mô khi đại dịch mới lên đỉnh lần đầu ở châu Âu hồi tháng 3", ông Hans Kluge, Giám đốc châu Âu của WHO, nhận định.

Trong khi đó, Israel - quốc gia với gần 1.200 người chết - đã quyết định phong toả toàn quốc lần hai hồi tuần trước. Họ nằm trong số những nước hiếm hoi dám làm điều này, vào lúc này - khi mà mọi nền kinh tế gần như đã kiệt quệ vì đợt phong tỏa đầu tiên.

Trên khắp Mỹ Latin, số người chết hiện đã vượt quá 310.000, 2/3 số này đến từ 2 quốc gia là Brazil và Mexico. Bác sĩ Carissa F. Etienne, Giám đốc Tổ chức Y tế Pan American, cảnh báo mối đe dọa vẫn còn nguyên đó, không hề giảm chút nào.

"Mỹ Latinh đã khôi phục gần như toàn bộ đời sống xã hội và cộng đồng, đúng vào lúc đại dịch COVID-19 cần phải can thiệp mạnh. Chúng ta cần hiểu là mở cửa trở lại quá sớm sẽ khiến con virus lây lan dễ dàng hơn, đặt tất cả dân số vào vòng nguy hiểm. Cứ nhìn châu Âu đi", bà Etienne cảnh báo.

Hiện nay, có một số nhân tố mới khiến diễn biến COVID-19 sẽ khó lường. Thời tiết lạnh sẽ khiến mọi người có nguy cơ mắc bệnh cao hơn bao giờ hết vì cùng ở chung trong không gian kín. Mùa cúm hằng năm đang tới cũng sẽ khiến hệ thống y tế thêm áp lực. Nỗ lực ngăn chặn virus lây lan tại trường học cũng không biết có thành công không.

Nhiều người cho rằng tỉ lệ tử vong ở học sinh, sinh viên nhiễm virus sẽ thấp hơn. Đúng như vậy, nhưng nếu những học sinh, sinh viên này lây virus cho các thầy cô giáo, thành viên gia đình, hàng xóm thì họ sẽ gây ra các ổ dịch nguy hiểm. Trong thực tế, tại Mỹ, virus đang lây lan nhanh ở những nơi có ổ dịch bùng phát trong trường đại học.

An Bình/chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập129
  • Hôm nay33,703
  • Tháng hiện tại901,214
  • Tổng lượt truy cập90,964,607
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây