![]() |
Chú chuột trong phòng thí nghiệm đi lại được sau khi bị liệt - Ảnh: Reuters |
Nghiên cứu để cải thiện tình trạng này, nhóm các nhà khoa học nói trên đã thiết lập lại một liên kết thần kinh được coi là không thể sửa chữa ở động vật có vú, bằng cách tiêm một protein nhân tạo vào não chuột.
Cụ thể, họ tìm cách kích thích để tái tạo các tế bào thần kinh của những con chuột bị liệt bằng cách sử dụng một loại protein được thiết kế ra trong não chuột.
Trưởng nhóm nghiên cứu Dietmar Fischer cho biết, điều đặc biệt của nghiên cứu này là protein không chỉ được sử dụng để kích thích các tế bào thần kinh tự tái tạo mà protein còn được đưa đi xa hơn (qua não).
“Bằng cách này, với một sự can thiệp tương đối nhỏ, chúng tôi kích thích sự tái tạo của một số lượng rất lớn các dây thần kinh và đó là lý do những con chuột có thể đi lại trở lại", ông nói.
Ông Fischercho biết những con chuột bắt đầu đi lại sau 2 đến 3 tuần điều trị. Nhóm đang nghiên cứu để cải thiện phương pháp điều trị này và ứng dụng nó với động vật có vú lớn hơn như lợn, chó và khỉ.
Nếu có hiệu quả với các động vật có vú lớn hơn, phương pháp này có thể an toàn cho con người. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, cần rất nhiều năm mới có thể chứng minh phương pháp có hiệu quả trên người hay không.
BT/chinhphu.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và CĐS” của VPĐP thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM tỉnh
Kết luận của đồng chí Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng ban chỉ đạo tỉnh về phát triển khoa học, công nghệ, ĐMST và CĐS
Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị toàn quốc tổng kết các Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng NTM và giảm nghèo bền vững
Tuyên truyền Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Triển khai Phong trào thi đua “Cả nước thi đua ĐMST và CĐS” trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh