Nam Thái có đặc điểm là, dân cư thưa thớt, đường sá đi lại khó khăn. Do đó, khi triển khai xây dựng NTM, xã đã xác định, muốn có đường trước hết phải có đất và có tiền. Nhưng ngân sách địa phương lại có hạn, vì thế xã đã tập trung huy động dân tự đóng góp tiền của, ngày công. Trong đó, hội viên của các đoàn thể trong xã phải gương mẫu làm trước với phương châm “đường đi qua đất hộ nào, hộ đó hiến đất, có đường rồi, nhưng hẹp thì mở rộng thêm… Từ một hộ làm trước, các hộ khác cùng làm theo”.
Ông Hoàng Đình Vĩ - Phó Bí thư Đảng uỷ xã Nam Thái cho biết: “Khi bàn cách thực hiện, chúng tôi rất lo liệu dân có đồng tình hay không. Rồi đền bù đất, thì kinh phí lấy đâu, song chúng tôi rất mừng vì người dân ai cũng ủng hộ việc hiến đất”.
Ở Nam Thái, có nhiều hộ điển hình trong việc hiến đất như gia đình ông Nguyễn Trọng Tuyết (xóm 3), ngoài việc tự mình hiến gần 200m2 đất, ông còn vận động con cháu hiến gần 1.000m2 đất để xã làm đường, bà Hồ Thị Hảo năm nay 81 tuổi (xóm 6) là mẹ liệt sĩ tự nguyện hiến gần 300m2 đất… Cùng với hiến đất làm đường, mỗi khẩu ở xã Nam Thái còn tình nguyện từ nay đến hết năm 2013 sẽ đóng góp 100.000 đồng để mua vật liệu xây dựng NTM.
Ngoài đóng góp đất đai tiền của, bà con nông dân Nam Thái còn chung tay đóng góp ngày công tu bổ các đoạn đường liên gia, đổ bê tông từ đường liên xóm về nhà mình. Cách làm này đã trở thành phong trào trong toàn xã.
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã