Năm 2008, anh Nguyễn Mạnh Thắng (khu 7, xã Thượng Nông, huyện Tam Nông, Phú Thọ) thấy nghề mây tre đan rất có tiềm năng xuất khẩu, lại giải quyết được việc làm cho nhiều lao động, nên đã mạnh dạn đầu tư gần 500 triệu đồng mua máy móc thành lập Công ty TNHH MTV Tiến Thắng. Rồi anh mở lớp, thuê giáo viên về dạy nghề miễn phí cho người dân. “Từ 2008 đến nay, tôi tự bỏ tiền ra dạy nghề và tạo việc làm cho khoảng 300 lao động (thời gian học 2 - 3 tháng). Năm 2011, huyện, xã mới trích hỗ trợ tôi ít kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956. Học xong, người dân có thể làm tại công ty, hoặc lấy nguyên liệu về nhà, đầu ra đã có tôi lo” - anh Thắng cho hay.
Chị Đặng Thị Loan hiện có thu nhập từ 3,5 - 4 triệu đồng/tháng. |
Những năm 2008 - 2010, tại công ty lúc nào cũng có hơn 100 công nhân đan lát và khoảng 80 người nhận nguyên liệu về nhà làm. Dòng sản phẩm chủ yếu mà công ty làm là giỏ hoa, túi xách, cơi đựng trầu, khay… và chủ yếu được xuất sang các nước Liên Xô cũ và các nước Đông Âu.
Từ khi có nghề mây tre đan, hàng trăm người dân ở Thượng Nông đã có thêm nghề mới, có người chọn đây là nghề chính, có người thì tranh thủ lúc rảnh rỗi, nông nhàn để tăng thu nhập. Chị Đoàn Thị Ngư ở khu 5 cho biết: “Gia đình tôi có 5 người, ngoài 1,2 mẫu ruộng thì thu nhập từ nghề mây tre đan đã giúp tôi rất nhiều để nuôi 2 đứa con ăn học”.
Nên hỗ trợ doanh nghiệp
Anh Thắng cho biết, để dạy nghề, anh phải thuê giáo viên ở tận Chương Mỹ (Hà Nội), nên chi phí rất lớn, trong khi đó người dân được miễn 100% học phí. Không chỉ vậy, anh còn phải “bù” nguyên liệu để thực hành. “Vài năm trước, mỗi tuần tôi xuất 2 ô tô hàng, người mới học nghề cũng có thu nhập 2,5 triệu đồng/tháng, người đan giỏi thu nhập tới 4-5 triệu đồng/tháng mà mưa không tới mặt, nắng không tới đầu” - anh Thắng cho biết.
Ông Nguyễn Hữu Tuấn
Theo anh Thắng, năm 2011, huyện, xã có hỗ trợ kinh phí cho anh dạy nghề, tuy nhiên với số tiền ít ỏi cũng chỉ đủ bù lỗ chi phí mua nguyên liệu để học viên thực hành. Cũng theo anh Thắng, không chỉ riêng Quyết định 1956 mà tất cả các chương trình dạy nghề khác, Nhà nước cần hỗ trợ cho các doanh nghiệp dạy tốt, đồng thời rút, hoặc cắt kinh phí của các trung tâm dạy nghề hoạt động kém hiệu quả.
Ông Nguyễn Hữu Tuấn - Chủ tịch UBND xã Thượng Nông cho rằng, ngoài việc tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thuê mặt bằng, hỗ trợ vay vốn, Nhà nước cần phối hợp và tăng hỗ trợ cho các doanh nghiệp tham gia dạy nghề, giải quyết được việc làm tại chỗ cho người dân. “Tiến Thắng chỉ là 1 trong rất nhiều doanh nghiệp đầu tư dạy nghề và tạo việc làm cho người dân. Nếu họ không dạy, Nhà nước sẽ phải chi tiền cho các trung tâm dạy nghề dạy, mà chưa chắc đã hiệu quả. Theo tôi, Nhà nước nên phối hợp với các doanh nghiệp, để định hướng, giúp đỡ họ dạy nghề tốt hơn và giải quyết được nhiều việc làm hơn”- ông Tuấn đề nghị.
Việt Tùng
Theo danviet.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã