Học tập đạo đức HCM

Giúp đến khi thoát nghèo

Chủ nhật - 12/05/2013 23:35
Năm 2013, các cơ quan, đơn vị của LLVT tỉnh tiếp tục thực hiện chương trình “Xóa một hộ đói, giảm một hộ nghèo” bằng cách hỗ trợ vốn, kỹ thuật, con giống, phương tiện sản xuất… để giúp người dân thoát nghèo thật sự.
Giúp đến khi thoát nghèo
Theo Trung tá Nguyễn Kim Hùng, Trưởng Ban Dân vận, Phòng Chính trị (Bộ CHQS tỉnh), để giúp các hộ dân thoát nghèo, các cơ quan, đơn vị quân đội cùng chính quyền địa phương tiến hành khảo sát toàn bộ các hộ nghèo trên địa bàn, dựa trên tiêu chí “Hộ nghèo phải là hộ có người lao động chính, có tư liệu sản xuất hoặc không có tư liệu sản xuất nhưng không có vốn, không có năng lực và kinh nghiệm chuyển đổi cách làm ăn để thoát nghèo. Đặc biệt, những hộ này phải chăm lo làm ăn, có chí thoát nghèo, không có tư tưởng ỷ lại, trông chờ”. Sau khi khảo sát nhu cầu, khả năng, nguyện vọng, các cơ quan, đơn vị thống nhất chọn các hộ nghèo để thực hiện cũng như đề ra kế hoạch, “lộ trình” xóa nghèo hợp lý cho từng hộ và tư vấn định hướng họ phát triển kinh tế phù hợp với khả năng.

Phòng Chính trị (Bộ CHQS tỉnh) và phường Quang Trung bàn giao máy vắt sổ và máy may cho chị Lê Thị Thúy Vân (đứng hàng trước, thứ hai từ trái sang).  Ảnh: N.P
Năm 2013, các cơ quan, đơn vị quân đội đã nhận hỗ trợ, giúp đỡ 29 hộ nghèo, trong đó có 17 hộ mới và 12 hộ của năm 2012 chuyển sang. Phương châm của Bộ CHQS tỉnh là đã giúp thì phải giúp cho người dân thoát nghèo thật sự. Do vậy, 12 hộ của năm 2012 do các cơ quan, đơn vị giúp đỡ vẫn chưa thoát nghèo sẽ tiếp tục được hỗ trợ, giúp đỡ.
Theo Thượng tá Nguyễn Văn Chút, Chính trị viên Ban CHQS huyện Tuy Phước, năm 2012, đơn vị nhận giúp đỡ gia đình anh Lê Văn Hùng, ở thôn Phổ Trạch, xã Phước Thuận. Sau 1 năm giúp đỡ, hộ của anh Hùng vẫn còn khó khăn, chưa thể thoát nghèo. Trong tháng 4.2013, đơn vị tiếp tục hỗ trợ gia đình anh Hùng 5 triệu đồng để làm vốn chăn nuôi gà. Ngoài ra, đơn vị cũng đã xét chọn gia đình bà Bùi Thị Nga, ở thôn Lộc Hạ, xã Phước Thuận, chồng chết, một mình nuôi 3 con nhỏ để hỗ trợ phát triển kinh tế, thoát nghèo trong năm 2013.
Những đồng vốn thiết thực
Từ ngày được Ban CHQS TP Quy Nhơn hỗ trợ 8 triệu đồng để mua xe máy chạy xe ôm, ông Bùi Văn Phẻ, 56 tuổi, ở khu vực 8, phường Quang Trung, bảo: “Đỡ lắm, vì thu nhập tăng hơn so với đạp xích lô như trước đây”. Ông Phẻ thuộc diện hộ nghèo, từng là bộ đội tham gia chiến trường Campuchia, xuất ngũ về địa phương, làm nghề biển. Hơn 10 năm trước, vợ ông mất để lại 4 đứa con nhỏ, ông lại bị gai cột sống không thể đi biển được nữa nên bỏ biển lên bờ đạp xích lô để nuôi các con. Ông Phẻ tâm sự: “Giờ sức khỏe yếu nên đạp xích lô không còn thường xuyên như trước, thu nhập bấp bênh. Tôi cũng có ý định mua xe máy chạy xe ôm nhưng ngặt nỗi không có vốn. Đúng lúc cần thì Cơ quan quân sự TP Quy Nhơn tìm đến hỗ trợ tiền để mua xe máy chạy xe ôm nên cũng kiếm được vài chục ngàn đồng mỗi ngày lo cho các con ăn học và nuôi mẹ già 76 tuổi”.
Thượng tá Lê Hoài Nam, Chính trị viên Ban CHQS TP Quy Nhơn, cho hay: Trước khi tiến hành hỗ trợ, đơn vị khảo sát thật kỹ những hộ dân cần hỗ trợ và cách thức hỗ trợ sao cho đạt hiệu quả. Ngoài việc hỗ trợ ông Phẻ mua xe máy chạy xe ôm, sau khi khảo sát thực tế, đơn vị còn hỗ trợ gia đình bà Lê Thị Ánh, ở thôn Long Thành, xã Phước Mỹ 8 triệu đồng mua một con bò để gia đình từng bước phát triển chăn nuôi, nâng cao đời sống.
Hay trường hợp gia đình chị Lê Thị Thúy Vân, ở khu vực 1, phường Quang Trung là hộ nghèo, có chồng bị bại liệt và 2 con nhỏ. Cả gia đình đều trông chờ vào nghề may gia công tại nhà của chị Vân. Gia đình khó khăn, chị Vân không có vốn mua thêm máy móc, nhận thêm sản phẩm về làm để tăng thu nhập. Sau khi khảo sát, thấy nhu cầu chính đáng của chị Vân, Phòng Chính trị (Bộ CHQS tỉnh) phối hợp với Ban chỉ đạo giảm nghèo phường Quang Trung tiến hành hỗ trợ, giúp gia đình chị thoát nghèo. Phòng Chính trị (Bộ CHQS tỉnh) hỗ trợ chị Vân mua máy vắt sổ trị giá 8 triệu đồng, phường Quang Trung hỗ trợ chị 6 triệu đồng mua máy may.
Chị Vân cho biết: “Từ ngày được hỗ trợ mua thêm máy móc, sản phẩm làm ra nhiều hơn nên thu nhập của tôi tăng từ 70.000 đồng lên 100 ngàn đồng/ngày. Tôi đang tìm kiếm thêm nguồn hàng để kiếm thêm thu nhập, nhanh chóng thoát khỏi cảnh nghèo khó”.
NGUYỄN PHÚC (baobinhdinh.com.vn)
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập422
  • Hôm nay90,576
  • Tháng hiện tại795,689
  • Tổng lượt truy cập90,859,082
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây