Học tập đạo đức HCM

Tín dụng cho NN-NTnông thôn: Dân và ngân hàng đều giàu

Chủ nhật - 05/05/2013 09:16
Thời gian qua, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có nhiều chủ trương khuyến khích các ngân hàng đẩy mạnh cho vay lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, trong đó giải pháp định lượng cụ thể là giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho những ngân hàng cho vay nông nghiệp.

Đẩy lùi “tín dụng đen” 

Cách đây hơn 20 năm, điều trăn trở nhất của các cán bộ tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT (Agribank) khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là làm thế nào để giúp nông dân vay vốn nhiều hơn. Bởi thời kỳ đó, muốn cho nông dân vay không hề đơn giản. Theo quy định, nông dân phải có tài sản thế chấp; không vay được vốn ngân hàng họ phải tìm đến “tín dụng đen”. Theo số liệu điều tra của Agribank An Giang, trong thời kỳ này, ngoài việc bán lúa non, nông dân còn phải đi vay nặng lãi với giá cắt cổ. Ví như, vay bằng vàng trả bằng vàng với lãi suất 5 - 7%/tháng; vay bằng lúa 12,5 - 27,5%/tháng; vay bằng tiền 15 -30%/tháng… 

Trước thực trạng trên, sau một thời gian nghiên cứu, những năm 1990, Agribank An Giang đã có một đề xuất khá táo bạo là quyết định cho vay qua tổ liên doanh, giúp nông dân dần thoát khỏi “tín dụng đen”. 

Do thực hiện thí điểm lần đầu nên các quy định cho vay của Agribank An Giang khá chặt chẽ. Theo đó, Agribank An Giang yêu cầu tổ liên doanh này tự nguyện bầu ra tổ trưởng làm đại diện vay, trả nợ cho từng hộ. Đến hạn, nếu 1 hộ không trả nợ được thì cả tổ phải hùn tiền lại để trả thay.

Nhớ lại hồi đó, ông Thạch Văn Thơ (ấp Trung Phú 1, xã Vĩnh Phúc, huyện Tri Tôn) vẫn không khỏi xúc động khi trở thành một trong những người đầu tiên được trực tiếp vay vốn từ Agribank An Giang. Ông Thơ tâm sự: Hồi đó có người trong tổ không trả được nợ đúng hạn, tôi là người đứng ra trả nợ thay. Bởi nếu mất uy tín với ngân hàng thì các thành viên trong tổ sẽ không được vay vốn nữa.

“Từ số vốn vay ngân hàng, tôi đầu tư mua vật tư nông nghiệp, giống… Do được đầu tư chăm sóc nên năng suất lúa đạt 7,5 tấn/ha, trong khi năm trước chỉ có 5 tấn/ha. Nhờ vậy, đời sống của gia đình được cải thiện đáng kể”, ông Thơ nói. 

Nông dân, khách VIP của ngân hàng

Một chuyên gia ngân hàng bình luận: trong khi các lĩnh vực từng rất “hot” như bất động sản, chứng khoán, thậm chí cả sản xuất hàng hóa giờ vẫn nguội lạnh, nhiều món vay trong các lĩnh vực này đã trở thành nợ khó đòi thì tín dụng cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn vẫn tăng trưởng tốt, với tỷ lệ nợ xấu rất thấp. Nhiều ngân hàng nhận ra rằng, nông dân chính là cứu cánh của ngân hàng, đảo ngược hoàn toàn so với suy nghĩ trước đây, ngân hàng là “ân nhân” của nông nghiệp, nông thôn.

TS. Nguyễn Đức Hưởng, Phó chủ tịch Thường trực HĐQT LietVietPostBank cho hay, có thể so với con số nghìn tỷ đồng thì cho vay đối tượng khách hàng nông nghiệp chỉ chiếm phần rất nhỏ. Số vốn cho vay một dự án lớn của doanh nghiệp (DN) có thể bằng 1 triệu món vay của nông dân. Vì thế, nếu DN gặp khó không trả được nợ thì ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh.

Xu hướng tín dụng chảy mạnh vào tam nông bắt đầu từ năm 2012. Không chỉ các ngân hàng lớn như Agribank, VietinBank, BIDV mà nhiều NHTM khác cũng đẩy mạnh vốn cho khu vực này bằng các gói tín dụng ưu đãi như LienVietPostBank, HDBank…

Một số ngân hàng cho rằng, để đảm bảo chất lượng tín dụng, song song với việc đẩy mạnh bơm vốn, các ngân hàng cũng tăng cường quản trị rủi ro, kiểm soát dòng tiền để giảm thiểu nợ xấu. Không chỉ đẩy mạnh phát triển tín dụng, hiện không ít ngân hàng coi khu vực này là khách hàng tiềm năng trong huy động vốn. TS. Nguyễn Đức Hưởng chia sẻ: “Sau khi LienVietPostBank sáp nhập, chúng tôi ngộ ra rằng, chính huy động tiết kiệm từ bà con nông dân mới hiệu quả”.

Với kinh nghiệm làm việc lâu năm với nông dân, ông Hưởng chia sẻ: “Vùng Đồng bằng sông Cửu Long được mệnh danh là “bát cơm châu Á”, vì thế các NHTM phải làm sao trở thành đầu mối trung gian giữa DN và nông dân. “Cho vay tay phải thu nợ tay trái, liên kết các nhà lái xung quanh nhà nông (doanh nghiệp, khoa học)…, qua đó giúp bà con làm ăn và tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả, thoát được cảnh cho vay nặng lãi, bán lúa non. Dân giàu thì ngân hàng giàu”, ông Hưởng nhấn mạnh.

Theo đó, ông Hưởng đề xuất, cần phải có biện pháp tăng hiệu quả của các dự án nghiên cứu phát triển nông nghiệp, nông thôn theo hướng thực tế hơn; hỗ trợ để người nông dân ứng dụng khoa học công nghệ nhiều hơn, giảm thiểu rủi ro; đồng thời tăng hiệu quả nguồn vốn đầu tư.

Trọng Triết-Huyền Thanh (kinhtenongthon.com.vn)

 Tags: ngân hàng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập427
  • Máy chủ tìm kiếm30
  • Khách viếng thăm397
  • Hôm nay83,323
  • Tháng hiện tại788,436
  • Tổng lượt truy cập90,851,829
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây