Học tập đạo đức HCM

Hiệu quả từ chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn huyện Vũ Quang

Thứ ba - 27/05/2014 06:23
Xác định cốt lõi để đẩy nhanh tiến độ thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới là phát phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn. Trên cơ sở tiềm năng lợi thế, thời gian qua huyện Vũ Quang đã tập trung chỉ đạo phát triển mạnh vào 2 khâu đột phá đó là phát triển cây ăn quả có múi và chăn nuôi theo hướng liên kết. Để tạo đà cho người dân bứt phá đi lên, huyện đã ban hành Quyết định khuyến khích phát triển nông nghiệp nông thôn. Qua đó đã mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ nét.
Mô hình chăn nuôi lợn liên kết quy mô vừa và nhỏ tại xã Hương Minh.
Mô hình chăn nuôi lợn liên kết quy mô vừa và nhỏ tại xã Hương Minh.
Sau nhiều năm bôn ba làm ăn từ Nam ra Bắc, năm 2009 ông Nguyễn Đức Thuật đưa gia đình trở về quê hương xã Đức Liên sinh sống. Đang loay hoay chưa biết phải làm gì để đưa kinh tế gia đình đi lên thì đến đầu năm 2012, ông đã nắm bắt được cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, của huyện nhà. Ông đã quyết định phát triển kinh tế bằng con đường chăn nuôi lợn tập trung. Trên cơ sở hướng dẫn của trên, ông đã liên kết với công ty CP Thái Lan, đầu tư trên 1,2 tỷ đồng, xây dựng hệ thống chuồng trại chăn nuôi lợn với quy mô 600 con/lứa tại khu vực Khe Son. Trong đó tỉnh, huyện và xã Đức Liên hổ trợ 238 triệu đồng. Còn lại ông đã vay mượn anh em, bạn bè, người thân. Đến tháng 3 năm 2013, ông đã thả lứa lợn đầu tiên, chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng ông đã xuất chuồng trên 62 tấn lợn thịt, trừ các khoản chi phí, gia đình còn lãi ròng gần 200 triệu đồng. Và mới gần đây nhất, vào ngày 11/3/2014, ông đã xuất chuồng  trên 72 tấn lợn thịt, thu lãi gần 240 triệu đồng. Không bằng lòng với những gì đã có, hiện nay gia đình ông Thuật tiếp tục san ủi mặt bằng, đầu tư xây dựng thêm một chuồng trại chăn nuôi lợn khác tại khu vực đập Khe Son, hứa hẹn một mô hình kinh tế nổi bật trong tương lai gần.
Mô hình phát triển kinh tế của gia đình ông Thuật là một trong hàng trăm mô hình kinh tế của huyện Vũ Quang đã nhanh nhạy, nắm bắt cơ chế chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện nhà. Trong thời gian qua huyện đã quy hoạch 22 vùng chăn nuôi tập trung gắn với phát triển cây ăn quả có múi tại 8 xã với diện tích 822 ha. Đồng thời ra Quyết định 418 về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Theo đó, đối với hộ dân trồng mới từ 01 – 1 ha cam, sẽ được hổ trợ từ 20 – 25 nghìn/cây giống; nuôi hươu quy mô nuôi từ 10-50 con sẽ được hổ trợ từ 10 – 75 triệu đồng/hộ; nuôi lợn quy mô từ 300 – 500 con sẽ được hổ trợ từ 50 – 70 triệu/hộ. Với cơ chế khuyến khích đó, đã tạo đà, chắp cánh cho hàng trăm hộ dân bứt phá đi lên, từ chổ chăn nuôi nhỏ lẽ chuyển dịch sang chăn nuôi tập trung hàng hóa quy mô lớn. Kết quả nổi bật trong năm 2013, huyện đã trích ngân sách gần 8,2 tỷ đồng, hổ trợ cho người dân phát triển kinh tế. Ngoài việc duy trì và phát triển 12 mô hình chăn nuôi lợn quy mô lớn 300-1200 con đã xây dựng tại các xã năm 2012 với doanh thu đạt 4-5 tỷ đồng/năm. Trong năm toàn huyện xây dựng thêm 10 mô hình chăn nuôi lợn liên kết với công ty CP Việt Nam, Mitraco Hà Tĩnh quy mô 500-1.000 con tại các xã Hương Minh, Đức Bồng, Đức Hương, Đức Liên, Đức Giang, Đức Lĩnh, Ân Phú.  Đến nay mới đưa vào 2 mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm liên kết với công ty CP Việt Nam quy mô 600 con tại Đức Giang, Đức Liên và 01 mô hình lợn nái cấp bố mẹ quy mô 450 con tại HTX Phú Sơn xã Ân Phú, đến nay đã có hơn 450 con nái phối giống và có hơn 300 con nái đã đẻ (bình quân 11 con lợn con sinh ra/nái) với số lượng lợn con cai sữa là 3.300 con.
Không chỉ phát triển mô hình chăn nuôi, phong trào trồng cây ăn quả có múi phát triển rầm rộ. Trong năm 2013 toàn huyện đã nhân rộng thêm được 1.530 mô hình cây ăn quả có múi (cam, chanh) quy mô trung bình từ 0,1- 2 ha/hộ với tổng diện tích trồng mới 607,65 ha (trong đó có 1.161 mô hình 0,1 ha trở lên, 255 mô hình quy mô 0,5 ha và 114 mô hình quy mô trên 1 ha); điển hình tại các xã Đức Lĩnh 659 hộ diện tích 295,96 ha, Đức Bồng 75 hộ với diện tích 93,11 ha, Đức Giang 133 hộ với diện tích 44,19 ha, Đức Hương 97 hộ với diện tích 36,91 ha, Sơn Thọ 191 hộ với diện tích 38 ha... nâng tổng số diện tích cây ăn quả trên địa bàn huyện lên 1.592,98 ha. Trong đó diện tích cho sản phẩm trên 800ha; giá trị sản phẩm cây ăn quả đạt 101,144 tỷ đồng, tăng 39,46 tỷ đồng so với năm 2012.
Trên cơ sở những kết quả đạt được, năm 2014, huyện Vũ Quang tiếp tục ra Quyết định về việc ban hành Quy định một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn. Bên cạnh giữ nguyên các mức hổ trợ như năm trước, điểm mới trong Quyết định 01/2014/QĐ-UBND đó là, huyện có chính sách hổ trợ riêng cho người dân 2 xã vùng tái định cư, hổ trợ về chăn nuôi gà, nuôi lợn liên kết quy mô nhỏ, nuôi bò và hổ trợ sản xuất nấm. Cụ thể, đối với người dân 2 xã Hương Quang, Hương Điền trồng mới 0,1 ha cam sẽ được hổ trợ 20 nghìn/cây giống; (người dân xã khác phải trồng trên 0,5 ha mới được hổ trợ); hổ trợ kinh phí cho các hộ mua giống, chuồng trại chăn nuôi lợn liên kết quy mô từ 10 – 50 con sẽ được hổ trợ từ 10 triệu – 75 triệu/hộ, cơ sở, quy mô 500 con lợn trở lên sẽ được hổ trợ 100 triệu đồng/hộ, cơ sở; hổ trợ 100% tiền mua giống cỏ, một phần kinh phí mua con giống, làm chuồng trại và diện tích trồng cỏ với mức: từ 5 con bò cái trở lên được hổ trợ 15 triệu/hộ, cơ sở; từ 10 con trở lên được hổ trợ 25 triệu đồng/hộ, cơ sở, từ 20 con trở lên được hổ trợ 30 triệu đồng/hộ, cơ sở; hổ trợ 50 nghìn đồng tiền công phối giống /con bê lai ; hổ trợ kinh phí mua giống nấm, vật liệu cho các tổ chức, cá nhân với mức 2.000 đồng/bịch với quy mô từ 100 bịch trở lên và 2.500/bịch cho quy mô từ 200 bịch trở lên. Với cơ chế chính sách năm 2014 này, bước đầu toàn huyện đã có 4 tổ hợp chăn nuôi lợn liên kết quy mô vừa và nhỏ ở Hương Minh, Đức Lĩnh, Hương Quang ra đời và đi vào hoạt động với 30 thành viên, đăng ký nuôi gần 800 con lợn thương phẩm
Có thể khẳng định việc ban hành Quyết định quy định về một số chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn của huyện Vũ Quang đã mang lại hiệu quả kinh tế khá rõ nét. Số lượng, chất lượng các mô hình kinh tế ngày càng tăng cao, người dân từng bước thay đổi tư duy, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi với quy mô lớn hơn, rộng hơn, hiệu quả kinh tế hơn. Từ đó đưa kinh tế gia đình ngày một đi lên, góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn huyện miền núi./.
 
                                                                                                                                Bích Hường
                                                                                                                              (Đài Vũ Quang)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập373
  • Hôm nay63,440
  • Tháng hiện tại768,553
  • Tổng lượt truy cập90,831,946
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây