Học tập đạo đức HCM

Kỳ Anh với chương trình nông sản sạch, an toàn

Thứ ba - 15/01/2013 19:18
Là một huyện có diện tích lúa khá lớn, hơn 11.000 ha/2 vụ, sản lượng bình quân đạt từ 50-51.000 tấn/ năm, với nhu cầu tiêu thụ trên địa bàn bình quân 300kg/đầu người như lâu nay, mỗi năm Kỳ Anh mới giải quyết hết từ 60-70 số lương thực sản xuất ra. Còn lại khoảng 30% phải lưu thông trong thị trường ngoài huyện.

 

Với lợi thế của mình, Kỳ Anh đang là một địa bàn kinh tế phát triển sôi động. Trong đó, nổi bật là khu kinh tế Vũng Áng với hơn 160 doanh nghiệp được cấp giấy đăng ký kinh doanh và giấy chứng nhận đầu tư với số vốn đăng ký hơn 16 tỷ USD. Trước mắt đã có khoảng 5.000 công nhân, cán bộ kỹ thuật, kỹ sư trong và ngoài nước hoạt động thường xuyên trên địa bàn. Trong tương lai gần, con số đó sẽ nâng lên khoảng vài chục ngàn người. Trong lúc đó, để đáp ứng nhu cầu các dự án, hàng năm phải thu hồi một lượng đất nông nghiệp khá lớn, quỹ đất vì thế bị thu hẹp dần.

Kỳ Anh với chương trình nông sản sạch, an toàn
Nông sản sạch, an toàn là hướng đi đúng của nông nghiệp hiện đại. Ảnh: Internet

Đón đầu thời cơ, chủ động giải quyết những thách thức sẽ phải đối đầu, lãnh đạo Kỳ Anh vài năm nay đã và đang nghĩ đến phương án tăng cường sản phẩm chất lượng cao, nông sản sạch vừa để giải bài toán quỹ đất vừa giúp nông dân ổn định đầu ra của sản phẩm, mang lại lợi ích cho người trồng lúa.

Một sự gặp gỡ khá tình cờ. Qua thông tin được biết Tập đoàn Quế Lâm là một trong những công ty hàng đầu tại Việt Nam chuyên sản xuất các sản phẩm phân bón hữu cơ và các chế phẩm vi sinh phục vụ nông nghiệp, lãnh đạo huyện đã trực tiếp dẫn một đoàn cán bộ vào tận cụm công nghiệp Tứ Hạ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên – Huế để tìm hiểu. Được sự giúp đỡ tận tình của Tập đoàn Quế Lâm, vụ Đông Xuân này, Kỳ Anh chỉ đạo 106 hộ nông dân thôn Hà Phong, xã Kỳ Phong sản xuất 20ha, giống Hương Thơm 1.

Các đồng chí lãnh đạo Phòng Nông nghiệp của huyện cho biết, đây là một sự hợp tác mang lại lợi ích rõ rệt cho bà con nông dân. Về mặt kỹ thuật, doanh nghiệp cử người trực tiếp hướng dẫn các hộ nông dân trồng, chăm sóc, thu hoạch sản phẩm lúa hữu cơ bảo đảm vệ sinh, an toàn, không thuốc trừ sâu. Các hộ sản xuất được doanh nghệp hỗ trợ cho trả chậm giống, vật tư, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật… Ngoài ra,doanh nghiệp còn đảm nhận tất cả các khâu kỹ thuật chế biến, cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho nông dân, giá cao hơn 10% so với thị trường, các vụ sau sẽ tiếp tục nâng giá lên 5% so với vụ trước đó. Điều mà bà con nông dân yên tâm, phấn khởi nhất là, huyện có chính sách hỗ trợ 50% giá giống ở những cánh đồng mẫu, 20% cho phân bón hữu cơ. Xã Kỳ Phong còn hỗ trợ thêm mỗi hộ 20% chi phí giống và phân bón.

Xóa trà xuân sớm - Để chủ trương lớn thành hiện thực

Sau 3 vụ Tập đoàn Quế Lâm đưa vào đầu tư khảo nghiệm trên diện tích từ 2-5 ha, với yêu cầu kỹ thuật cao, đạt kết quả tốt, vụ Đông Xuân này, Kỳ Anh và Tập đoàn quyết định xây dựng cánh đồng mẫu 20ha tại thôn Hà Phong, xã Kỳ Phong. Đây là một cánh đồng đẹp, hội tụ đủ các điều kiện sản xuất lúa hữu cơ Quế Lâm đặt ra: đất đai không ô nhiễm, không bị ảnh hưởng của chất thải công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang hoặc các nguồn ô nhiễm khác. Ruộng sử dụng phân vô cơ lâu năm được xử lý bằng cách sử dụng phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm ít nhất 3 vụ liên tiếp. Có hệ thống kênh mương, nước tưới, tiêu thoát bảo đảm cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây lúa.

Tiếp chuyện chúng tôi ngay trên cánh đồng mẫu thẳng cánh cò bay, kênh mương, đường đi lối lại đẹp như bàn cờ, Chủ tịch UBND xã Trần Văn Phụ cho biết: làng Hà Phong vốn là dân Thạch Môn, Thạch Thượng của Thạch Hà vào. Dân rất chăm chỉ, giỏi làm nông nghiệp nên đời sống khá. Tuy nhiên do tập quán lâu năm dùng phân vô cơ, thuốc trừ sâu, diệt cỏ làm cho hệ sinh thái, sức khỏe bà con bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nay qua tập huấn, truyền thông, nhân dân đồng tình ủng hộ việc xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ – xanh sạch- an toàn-bền vững của Tập đoàn Quế Lâm.

Ông Nguyễn Quốc Thuyn, cán bộ kỹ thuật nông nghiệp của Hà Phong cho chúng tôi những thông tin đáng phấn khởi: Sau khi huyện có chủ trương, 100% số hộ ở đây đều nhất trí dành toàn bộ diện tích trồng lúa của mình cho cánh đồng mẫu. Có những hộ sản xuất đến 7 sào như ông Đậu Quang Thống, hộ 5 sào như mẹ con chị Việt… Được huyện và xã hỗ trợ đến 75%, Tập đoàn lại bao tiêu sản phẩm từ thóc tươi, bỏ qua khâu phơi, sấy nên ai cũng háo hức, xung phong. Qua thực tế, bà con biết rằng Kỳ Anh có một lực lượng lao động công nghiệp rất đông trên địa bàn mà lâu nay chưa sử dụng lương thực, thực phẩm của địa phương bởi chưa có xuất xứ, nguồn gốc, không đúng tiêu chuẩn, quy trình là một thiệt thòi lớn về kinh tế.

Được biết, năm 2011, Kỳ Anh đã chỉ đạo làm một số mô hình sản xuất nông nghiệp theo hướng sản phẩm chất lượng cao, sạch, an toàn ở các xã Kỳ Phong, Kỳ Giang, Kỳ Tiến, Kỳ Hoa…Kỳ Giang tổ chức cánh đồng mẫu 47ha tại 2 vùng bằng giống lúa RVT chất lượng cao; Kỳ Đồng liên kết với Công ty vật tư Nông nghiệp tỉnh sản xuất 27 ha giống lúa Gia Lộc 102. Kỳ Tiến làm 30 ha giống lúa Hương Thơm 1 có sụ hỗ trợ của xã về kinh phí. Cả ba xã này đều nằm trong vùng lúa trọng điểm của Kỳ Anh, hứa hẹn sẽ là những cánh đồng sản phẩm sạch, an toàn trong tương lai gần. Riêng vùng rau Kỳ Hoa, Sở Nông nghiệp – Phát triển nông thôn tỉnh đã vào lấy mẫu đất, nước để cấp chứng chỉ tiêu chuẩn. Xã thành lập HTX nông nghiệp chuyển hướng sản xuất màu, mở vùng rau sạch bao gồm các loại cải, dưa chuột, bí đỏ, bí đao, dưa hấu… Trước mắt, vùng màu Hòa Đông 16 ha sẽ được chuyển từ làm màu sang làm rau mang thương hiệu RAU SẠCH KỲ HOA. Dự kiến, vùng rau này sẽ làm vườn ươm trong nhà lưới che, sau mới đưa ra ruộng. Bà con được cho đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm ở những địa phương trồng rau truyền thống có đất đai, khí hậu tương tự. Huyện đã giao cho hai ngành Nông nghiệp và Công thương làm phương án chỉ đạo sản xuất, xây dựng thương hiệu, tìm đầu ra cho rau Kỳ Hoa.

Chủ tịch Tập đoàn Quế Lâm, ông Nguyễn Hồng Lam – một người con nặng lòng, nặng nghĩa với quê hương tâm sự với chúng tôi sau lễ ký kết sản xuất gạo hữu cơ với tỉnh Hà Tĩnh: “Tỉnh ta mỗi năm dôi dư đến hơn 20 vạn tấn thóc. Khó khăn nhất của người nông dân một nắng hai sương là gạo làm ra không bán được bởi không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Vì vây, Tập đoàn Quế Lâm quyết định đưa giống và các tiến bộ kỹ thuật vào Hà Tĩnh theo hướng sản xuất lúa – gạo hữu cơ chất lượng cao, giá trị gia tăng lớn, mang lại lợi ích cho cả người sản xuất lẫn người tiêu dùng, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp hữu cơ, một môi trường trong lành bền vững”.

Nông nghiệp Kỳ Anh đang đi đúng hướng của một nền nông nghiệp hiện đại, thân thiện với cộng đồng, môi trường, hứa hẹn một triển vọng tốt đẹp trong tương lai không xa.

Khắc Hiển
Theo baohatinh.vn
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 4 trong 1 đánh giá

4 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập134
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm129
  • Hôm nay70,813
  • Tháng hiện tại884,123
  • Tổng lượt truy cập90,947,516
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây