Học tập đạo đức HCM

“Một tăng, ba giảm, bốn không”

Thứ tư - 13/05/2015 01:12
(Baohatinh.vn) Thạch Hà được đánh giá là một trong những địa phương dẫn đầu toàn tỉnh về thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu công tác DS-KHHGĐ. Kết quả đó là cả quá trình tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp nhịp nhàng của các ban, ngành, đoàn thể và những việc làm cụ thể của đội ngũ cán bộ dân số từ huyện đến xã, thôn.
Năm 2014, tỷ lệ sinh trên 2 con ở Thạch Hà giảm chỉ còn trên 20%, thấp hơn bình quân chung của tỉnh đến 3%; tỷ suất sinh thô giảm được 1,1%o, đạt 244% kế hoạch tỉnh giao. Năm 2015, niềm tin về một năm bình ổn các chỉ số trong đội ngũ cán bộ dân số nơi đây lại càng có cơ sở khi chiến dịch chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) - KHHGĐ đợt I, các nội dung đều đạt và vượt chỉ tiêu cả năm, riêng chỉ tiêu biện pháp tránh thai lâm sàng đạt 104% kế hoạch.

Được biết, song song với việc kiện toàn đội ngũ cán bộ, ngành dân số Thạch Hà cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước một cách sát, đúng với tình hình thực tiễn của địa phương; khâu nối, phối hợp chặt chẽ để huy động sức mạnh tổng hợp của các ban, phòng, ngành, đoàn thể, phát huy hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện công tác DS-KHHGĐ huyện, xã; cung cấp các dịch vụ CSSKSS/KHHGĐ tại các trạm y tế xã một cách thường xuyên, tiện lợi cho người dân.

“Một tăng, ba giảm, bốn không”

Giao lưu đối thoại SKSS tiền hôn nhân là một trong những kênh tuyên truyền được huyện Thạch Hà tích cực triển khai.

Theo báo cáo của ngành dân số huyện, 31/31 trạm y tế xã, thị trấn trên địa bàn đều có nữ hộ sinh với trình độ chuyên môn phù hợp, có chứng chỉ thực hiện các dịch vụ KHHGĐ. Hiện nay, cùng với việc đẩy mạnh hoạt động của các câu lạc bộ không sinh con thứ 3, tổ chức cho người dân ký cam kết không vi phạm chính sách dân số, công tác tuyên truyền ở cơ sở cũng đã được thực hiện với mục tiêu rõ ràng, cụ thể. “Chúng tôi đã đề ra khẩu hiệu: “một tăng, ba giảm, bốn không”. Trong đó, “một tăng”: tăng thực hiện các biện pháp tránh thai; “ba giảm”: giảm mức sinh, giảm tỷ số mất cân bằng giới tính khi sinh và giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng; “4 không”: không viêm nhiễm đường sinh sản, không mang thai ngoài ý muốn, không sinh con thứ 3 trở lên và không có dị tật bẩm sinh ở trẻ” - Giám đốc Trung tâm DS/KHHGĐ Thạch Hà - Phạm Bá Quyền cho biết.

Triển khai thực hiện tốt khẩu hiệu “một tăng, ba giảm, bốn không”, công tác quản lý đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, đặc biệt là những người tiềm ẩn nguy cơ sinh trên 2 con được chú trọng. Mỗi cộng tác viên đều phải nhớ rõ tên, tuổi, hoàn cảnh, địa chỉ của từng người trên địa bàn mình phụ trách. Ngoài công tác kiểm tra, động viên, nhắc nhở, bám sát từng đợt chiến dịch và những đợt tuyên truyền cao điểm, Trung tâm DS/KHHGĐ Thạch Hà còn cử cán bộ tham gia giao ban công tác dân số với xã bình quân 2 lần/xã/năm nhằm tạo mối quan hệ gắn bó với chính quyền địa phương và kịp thời phát hiện tình hình phát sinh ở cơ sở.

Chị Hồ Thị Hằng, cán bộ dân số xã Tượng Sơn cho biết: “Công tác dân số ở cơ sở không chỉ đơn thuần là việc phổ biến chủ trương của cấp trên về với người dân mà còn phải làm thế nào để họ tự giác thực hiện chủ trương ấy. Đó mới là điều khó buộc chúng tôi phải tranh thủ mọi lúc, mọi nơi, tìm mọi lý lẽ để tuyên truyền, vận động. Thực tế, đời sống của cán bộ cơ sở, đặc biệt là cán bộ dân số còn nhiều khó khăn, nhưng sự quan tâm kịp thời của cấp ủy, chính quyền, ngành đã động viên chúng tôi rất nhiều. Công tác dân số đòi hỏi sự kiên trì, bền bỉ nên một khi đã gắn bó, chúng tôi sẽ cố gắng hết sức để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình”.

Trong khó khăn chung của toàn tỉnh, sớm xác định được yếu tố con người là quan trọng nhất nên cuối năm 2013, Thạch Hà là một trong những huyện đầu tiên bố trí đủ 31/31 cán bộ không chuyên trách cấp xã làm công tác dân số và hỗ trợ 500.000 đồng/người/tháng ngoài mức phụ cấp chung của tỉnh.

Những cách làm hợp lý, phương pháp khoa học và đặc biệt là hoạt động tạo mối quan hệ mật thiết, gắn kết nhiệm vụ của công tác dân số với các chỉ tiêu phát triển KT-XH ở từng địa phương đã trở thành kinh nghiệm quý để công tác dân số ở Thạch Hà ngày càng khởi sắc.

Nguồn: Baohatinh.vn

 
 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập483
  • Hôm nay39,041
  • Tháng hiện tại744,154
  • Tổng lượt truy cập90,807,547
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây