Để nâng cao thu nhập cho người dân, huyện Đức Thọ đã có nhiều chủ trương, giải pháp đẩy mạnh phát triển sản xuất, đa dạng hóa ngành nghề, sản phẩm.
Cùng với việc phân định 4 vùng sinh thái lớn (vùng thượng - trà sơn, ven thị trấn, vùng lúa và vùng ngoài đê), Đức Thọ đã bố trí các loại cây, con mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, áp dụng cơ giới hóa từ khâu làm đất, gieo trồng, thu hoạch. Từ đó, từng bước chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tăng thu nhập cho người dân.
Việc hình thành các cánh đồng mẫu sản xuất lúa năng xuất, chất lượng cao như RTV, AC5… tại các vùng có thế mạnh về sản xuất như Đức Long, Đức An, Đức Thuỷ,… đã mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với sản xuất lúa truyền thống. Quá trình triển khai chuỗi lúa đã giúp nông hộ thay đổi nhận thức, coi trọng sản xuất tập thể và tạo liên kết để có lợi nhuận bền vững.
Bên cạnh đó, huyện có chính sách ưu tiên để duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống (sản xuất gỗ, nghề rèn…) cũng như phát triển nghề mới trên địa bàn huyện.
Đặc biệt, dự án đầu tư và khai thác hạ tầng Cụm công nghiệp Thái Yên gắn với phát triển làng nghề truyền thống và du lịch giai đoạn 1 đã hoàn thiện và đi vào hoạt động. Dự án hứa hẹn sẽ có hệ thống hạ tầng đồng bộ, hình thành CCN quy mô, liên kết thành chuỗi từ sản xuất đến tiêu thụ đồ gỗ Thái Yên. Mô hình này giúp người dân có điều kiện phát triển nghề, tăng thu nhập, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, nguy cơ cháy nổ.
Theo Thái Oanh/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã