Ông có thể cho biết kết quả xây dựng NTM của địa phương?
Tùng Ảnh là xã có truyền thống văn hóa nhưng sau 13 năm thực hiện công cuộc xây dựng NTM đầy khó khăn mới có được kết quả như hôm nay. Trước hết nói về giải quyết việc làm, Tùng Ảnh đã có tới trên 99% lao động có việc làm, thu nhập bình quân đầu người đạt trên 26,7 triệu đồng/người/năm; hoàn thành đạt chuẩn 42,9 km thuộc đường cấp xã quản lí.
Kể từ khi bắt tay thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM, tổng nguồn vốn huy động được hơn 210 tỷ đồng, trong đó doanh nghiệp và con em xa quê 30 tỷ, dự án của tỉnh, TW hỗ trợ 14 tỷ, nguồn vốn lồng ghép các chương trình dự án khác là hơn 77 tỷ, còn lại là do nhân dân tự đóng góp.
Đến nay, xã đã hoàn chỉnh 19 tiêu chí xây dựng NTM và đang chờ tỉnh công nhận.
Với thành công nêu trên thì yếu tố nào quyết định, thưa ông?
Trước hết phải khẳng định văn hóa là then chốt bởi nếu cán bộ có giỏi, dân có giàu nhưng chưa đạt đến văn hóa và nhận thức cao thì chưa thể làm được NTM. Bởi lẽ khi tư tưởng người dân xem xây dựng NTM là quyền và nghĩa vụ của dân thì mới khơi dậy được tinh thần đoàn kết, dân chủ, dân làm dân mới thừa nhận, từ đó thay đổi cách nghĩ, cách làm phát huy được sức mạnh trong nhân dân. Đến thời điểm này, Tùng Ảnh đã hoàn thành 60 công trình, tất cả đều do dân bàn bạc, thống nhất và quyết định.
Để xây dựng NTM, đội ngũ cán bộ cũng là yếu tố quan trọng. Tùng Ảnh có một đội ngũ cán bộ khá chuẩn: trẻ, năng động, sáng tạo, say sưa và nhiệt huyết với công việc nên khi được giao việc ai nấy đều hoàn thành nhanh gọn một cách xuất sắc, có khoa học.
Quan điểm của chúng tôi là giảm bớt các cuộc hội họp không cần thiết để tập trung cao thời gian xuống từng cơ sở vừa chỉ đạo vừa cùng làm với dân. Tiêu chí nào ra tiêu chí đó, không làm theo kiểu ôm đồm, xây dựng NTM phải bền vững.
Mỗi khi thực hiện, vướng mắc ở đâu thì tập trung tháo gỡ ngay, công trình làm đến đâu thanh quyết toán, bàn giao đến đó. Dân phải là người đứng ra thực thi và giám sát, phần nào chưa đạt thì chủ đầu tư phải làm lại đúng với ý kiến, nguyện vọng của dân.
Truyền thống địa phương, văn hóa gia đình, dòng họ là yếu tố quan trọng bậc nhất giúp chúng tôi vượt qua những khó khăn ban đầu khi xây dựng NTM. Có thể nói, Tùng Ảnh có được kết quả như ngày hôm nay một phần cũng nhờ sự quan tâm của tỉnh, huyện, sự giúp đỡ của con em xa quê và sự đồng lòng của nhân dân.
Về thu hút đầu tư, nội và ngoại lực thưa ông?
Trước đây, điều trăn trở nhất khi bắt tay xây dựng NTM của Tùng Ảnh là lấy tiền đâu ra? Trong lúc nguồn kinh phí từ TW, tỉnh cấp cho xã chỉ được 14 tỷ đồng mà đòi hỏi phải có mức đầu tư 200 - 300 tỷ đồng. Đây là vấn đề nan giải. Nhân đây, tôi xin được nhắc lại một lần nữa văn hóa là chìa khóa mở kho báu.
Trước hết chúng tôi phổ biến rất cụ thể trong bộ 19 tiêu chí đặt ra cùng ngồi với dân, phân tích, mổ xẻ cho dân tự quyết định làm tiêu chí nào trước tiêu chí nào sau bởi nguồn đầu tư chính là ở dân. Sau đó, phần hỗ trợ là ngoại lực chúng tôi đã kêu gọi con em xa quê, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư lớn.
Chỉ trong vòng một thời gian ngắn chúng tôi đã nhận được sự tiếp sức của con em xa quê đến thời điểm này hơn 30 tỷ đồng. Nguồn đầu tư này dành cho xây dựng trường học và các công trình cơ sở hạ tầng, nhà văn hóa thôn.
Khu dân cư kiểu mẫu ở Tùng Ảnh
Còn nói về sức dân đóng góp từ chuyện hiến đất, hiến vườn để làm đường giao thông đúng với tiêu chí đã trở thành phong trào toàn dân. Phong trào này phải ghi nhận tinh thần tự lực của người dân Tùng Ảnh là rất cao. Đến thời điểm này, đất dân nhân hiến xây dựng NTM hơn 24.000 m2, tháo dỡ, di dời 720 m tường rào, 1700 cây có giá trị…
Đón nhận quyết định công nhận xã NTM đầu tiên của tỉnh Hà Tĩnh, ông có suy nghĩ gì?
Đây quả là một niềm vinh dự lớn bởi sau 13 năm Tùng Ảnh thực hiện xây dựng NTM bước đầu tỉnh đề ra 33 tiêu chí, chúng tôi đã về đích sớm nhất so với toàn tỉnh. Đến nay, thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NNT bao gồm 19 tiêu chí, chúng tôi cũng về đích sớm nhất.
Thực ra, chúng tôi khẳng định không phải đến đây là kết thúc mà còn phải tiếp tục xây dựng, phát triển nhiều hơn nữa để làm sao các tiêu chí đề ra luôn được bảo đảm bền vững. Mặc dù, thời gian 13 năm xây dựng NTM cũng là thời gian khá dài nhưng nghiên cứu qua sách vở cũng như được đi tham quan một số nước trong khu vực, họ đi trước ta từ 30 - 40 năm nhưng bây giờ họ vẫn tiếp tục xây dựng.
Từ bài học kinh nghiệm này Tùng Ảnh rút ra kinh nghiệm xây dựng NTM không phải một sớm một chiều mà khi đã có đà rồi thì tiếp tục phấn đấu để làm sao cuộc sống người dân nơi vùng nông thôn phải có mức sống như ở thành phố, lúc đó mới tạm gọi là bền vững.
Xin cảm ơn ôngình
Anh Bình
Nguồn nongnghiep.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã