Một số đặc điểm chính
- Cây ghép sinh trưởng trung bình, thấp cây, bộ tán bé và gọn, lóng đốt ngắn. Ngoại hình không khác nhiều với giống Catimor. Sau 30 tháng trồng cây cao 157 cm, chiều dài cành cấp 1 đạt khoảng 70 - 75 cm và có 19 đốt.
Quả chín có màu đỏ, khối lượng 100 nhân đạt trên 16 gr, tỷ lệ tươi/nhân thấp, khoảng 5,5 - 6 tùy điều kiện thâm canh. Khả năng phân cành cấp 2 nhiều và có tiềm năng năng suất cao tương tự năng suất cà phê chè thế giới (5 - 6 tấn/ha). Có khả năng kháng bệnh tốt với bệnh gỉ sắt. Phương pháp nhân giống chủ yếu là vô tính bằng phương pháp ghép nối ngọn.
- TN1 là con lai F1 giữa nguồn vật liệu cà phê chè hoang dại thu thập từ Ethiopia (KH3-1 ) với cà phê chè Catimor (thế hệ F4) nhập nội từ Bồ Đào Nha được thực hiện thành công năm 1991. Năng suất bình quân đạt trên 5 tấn/ha; khối lượng nhân đạt > 15 gr/100 hạt, trong đó tỷ lệ hạt loại A đạt > 70%.
- TN2 là con lai F1 giữa nguồn vật liệu cà phê chè hoang dại thu thập từ Ethiopia (KH4) với cà phê chè Catimor (thế hệ F4) nhập nội từ Bồ Đào Nha được thực hiện thành công năm 1993. Năng suất bình quân đạt trên 4 tấn/ha; khối lượng nhân đạt > 14 gr/100 hạt, trong đó tỷ lệ hạt loại A đạt > 70%.
Kết quả theo dõi năng suất và các chỉ tiêu về năng suất của 3 giống cà phê chè trồng thử nghiệm (TN1, TN2 và Catimor) tại một số vùng sinh thái khác nhau như Đắk Lắk, Lâm Đồng, Sơn La, Quảng Trị và Thừa Thiên - Huế cho thấy: TN1 và TN2 có xu hướng cho năng suất cao hơn Catimor cả về năng suất quả tươi lẫn năng suất hạt nhân; trong đó nổi trội hơn cả là giống TN2.
TN1 và TN2 có khối lượng 100 nhân và tỷ lệ hạt trên sàng số 16 cao hơn hẳn so với giống đối chứng Catimor ở cả 5 vùng trồng.
Hiệu quả của công nghệ ghép tái sinh cà phê
Theo ông Đỗ Trọng Vĩnh, GĐ Cty TNHH Tư vấn đầu tư & phát triển nông lâm nghiệp Ea Kmat (Viện KHKT Nông lâm nghiệp Tây Nguyên), biện pháp cải tạo các vườn cà phê là giải pháp tối ưu nhất trong điều kiện SX ở Tây Nguyên hiện nay.
Với cách làm này không những giúp người trồng cà phê tiết kiệm được chi phí đầu tư mà còn rút ngắn được thời gian chăm sóc, sớm cho thu hoạch hơn so với trồng mới. Kết quả triển khai ở nhiều nơi cho thấy, chỉ sau 2 năm ghép cải tạo là vườn đã cho thu hoạch, năng suất đạt từ 4 - 6 tấn/ha, trong khi đó nếu trồng mới phải mất 3 năm cây mới bắt đầu cho thu bói mà năng suất trung bình chỉ đạt 3 - 4 tấn/ha.
Chỉ tính trên địa bàn một huyện trồng nhiều cà phê nhất của tỉnh Lâm Đồng như huyện Bảo Lâm hiện đã có trên 7.000 nhà vườn và hộ nông dân ghép cải tạo được hơn 1.000 ha cà phê già cỗi và giống cũ kém chất lượng thay thế bằng các dòng cà phê vô tính được chọn lọc, trong đó có 2 giống cà phê che mới là TN1 và TN2 đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao.
(Theo Báo Nông nghiệp Việt Nam)
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã