Theo tôi, BĐG là một dạng công nghệ sinh học (CNSH) tầm cao, CNSH có đóng góp rất lớn cho quá trình phát triển nông nghiệp toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Chẳng hạn, trước đây năng suất lúa rất thấp, nhưng khi ứng dụng CNSH, người ta quy tụ những loại gen theo một định hướng, hoặc theo mong muốn, ví dụ như gen kiểm soát năng suất, gen chống chịu sâu bệnh, gen thích ứng với biến đổi khí hậu… Thực chất, CNSH là cuộc "cách mạng xanh" cao hơn trong lĩnh vực cây trồng, giúp con người kiểm soát chặt chẽ và chủ động hơn với các loại dịch hại, biến động của thiên nhiên, góp phần giải quyết nạn thiếu lương thực…
Kể từ khi thế giới trồng cây BĐG (còn gọi là cây trồng ứng dụng CNSH) vào 1996 đến nay, cây trồng BĐG đã phát triển rất nhanh, theo xu hướng tăng dần diện tích nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực, thực phẩm ngày càng gia tăng, cũng như đáp ứng nguồn nguyên liệu cho sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN), công nghiệp chế biến thực phẩm... Trong đó, các nước tập trung trồng 4 loại cây chính là ngô, đậu tương, bông, cải dầu.
Thực tế là, Việt Nam đang phải nhập ngô, đậu tương, bông…, và không loại trừ việc chúng ta đã sử dụng gián tiếp một số sản phẩm ngô, đậu tương BĐG, dù chưa có báo cáo cụ thể về điều này.
Cây trồng BĐG là xu thế tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại, trong bối cảnh dân số thế giới ngày càng đông và biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Công nghệ BĐG giúp bảo vệ cây trồng khỏi các loài sâu hại, từ đó bảo vệ được năng suất tiềm năng của cây trồng, đồng thời giảm ô nhiễm môi trường, nhất là giảm ngộ độc trực tiếp từ thuốc trừ sâu.
Ở các nước có nền nông nghiệp cao hơn Việt Nam như Hoa Kỳ, Áchentina, Brazil, Trung Quốc…, họ đã rất thành công với cây trồng BĐG. Nếu nói rằng cây trồng BĐG ảnh hưởng đến đa dạng sinh học, phá vỡ cân bằng sinh thái thì chính họ phải là những người lo ngại nhất. Thế nhưng cho đến nay, đa dạng sinh học tại các nước này vẫn an toàn, họ vẫn kiểm soát được cây trồng BĐG.
Theo ông, liệu chúng ta có đủ năng lực để kiểm soát an toàn cây trồng BĐG?
Về kiểm soát an toàn, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ra Thông tư 69/2009/TT-BNNPTNT ngày 27/10/2009 về việc khảo nghiệm, đánh giá rủi ro đối với đa dạng sinh học và môi trường của cây trồng BĐG; thành lập Hội đồng tư vấn để xem xét các phòng thí nghiệm có đủ điều kiện, năng lực đánh giá các mặt kỹ thuật trong nghiên cứu cây trồng BĐG… Đồng thời, chúng ta cũng tham khảo sự tư vấn của các công ty đánh giá độc lập về tính rủi ro của cây trồng BĐG.
Đối chiếu với các yêu cầu cần có thì thấy các phòng thí nghiệm này đều đủ điều kiện để xem xét, nghiên cứu thật kỹ và khách quan, công bằng đối với cây trồng BĐG.
Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng an toàn sinh học ngành nông nghiệp, ông có đánh giá như thế nào về kết quả khảo nghiệm các giống cây trồng BĐG đã được trồng tại Việt Nam?
Từ năm 2009, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cấp phép đánh giá khảo nghiệm đối với 7 sự kiện chuyển gen (event) cả ở diện hạn chế và diện rộng, với 3 đơn vị tham gia là Công ty TNHH Syngenta Việt Nam, Công ty Dekalb Việt Nam và Công ty TNHH Pioneer Hi-Bred Việt Nam, chủ yếu là khảo nghiệm đối với các giống ngô BĐG chống chịu thuốc trừ cỏ, kháng sâu đục thân, sâu thuộc nhóm Lepidoptera. 7 event này đều được trồng nhắc lại theo đúng quy định, có event chúng tôi yêu cầu nhắc lại tới 4 vụ để đảm bảo các tiêu chí đánh giá.
Quy trình quản lý, giám sát các điểm thí nghiệm được thực hiện khá chặt chẽ, có phối hợp với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện - nơi diễn ra khảo nghiệm - để quản lý nghiêm ngặt khâu làm đất, bảo vệ khoảng cách với môi trường xung quanh, thời gian cách ly, đảm bảo không trùng vụ ngô ở vùng đó để tránh thụ phấn chéo… Các kết quả đều cho thấy, ngô BĐG đảm bảo an toàn, không gây rủi ro tới đa dạng an toàn sinh học và môi trường, không ảnh hưởng tới những loài sinh vật không chủ đích, đặc biệt là khả năng phòng trừ các loài sâu thể hiện rất rõ.
Hiện, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã cấp phép tạm thời cho 6 event làm TĂCN. Trong khi chờ các văn bản, thông tư mới của Bộ quy định về cây trồng BĐG đủ điều kiện làm TĂCN thì các sản phẩm khảo nghiệm vừa qua đều được tiêu hủy theo quy định.
Có nghĩa là Việt Nam chưa có đánh giá chính thức về sự an toàn của sản phẩm BĐG đối với động vật cũng như con người, thưa ông?
Về danh nghĩa, luật pháp thì trên lãnh thổ Việt Nam chưa có sản phẩm BĐG, chúng ta cũng chưa có thí nghiệm cho gia súc hay con người vì chưa có hướng dẫn thực hiện, đang phải chờ thông tư của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Hiện, chúng ta mới có đánh giá về sự an toàn của cây ngô BĐG trên đồng ruộng, còn sản phẩm thu hoạch được thì cần có khâu đánh giá bằng Hội đồng chuyên môn khác.
Được biết, năm 2015 Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ đưa cây trồng BĐG vào sản xuất. Theo ông, việc này có dễ dàng thực hiện hay không?
Theo lộ trình, từ những năm 2007- 2008, người ta đã đề xuất năm 2011 là phải đưa vào sản xuất rồi, tức là hiện nay chúng ta đã bị muộn. Sở dĩ thời gian bị lùi lại là do chúng ta muốn có đầy đủ hiện trạng, đánh giá chính xác. Theo kế hoạch mới, năm 2015 có thể cho phép sản xuất cây trồng BĐG, thậm chí có thể làm sớm hơn vào năm 2014 nếu các văn bản, thủ tục pháp lý hoàn thiện nhanh hơn.
Theo các khảo nghiệm diện rộng gần đây thì năng suất ngô BĐG tăng 24%, như vậy chúng ta có thể bảo vệ một lượng sản phẩm ngô đáng kể, nhất là trong điều kiện ở những vùng có sâu hại. Nếu năng suất ngô trung bình hiện nay là 4,5 tấn/ha thì giống ngô BĐG có thể làm tăng thêm khoảng 1 tấn/ha nhờ khả năng kháng sâu hại của chúng.
Xin cảm ơn ông!
Theo kinhtenongthon.com.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã