Người ta cho biết, thịt cá trắm đen còn là một vị thuốc quý. Vì vậy, cá trắm đen bao giờ cũng có giá cao hơn các loại cá khác.
Cá trắm đen thường được nuôi ghép với một số loại cá với mật độ rất thưa (từ 1- 4 con/m2). Bản thân chúng rất nhạy cảm với môi trường nuôi. Nếu ao nuôi nhiễm bẩn, hàm lượng oxy thấp là cá sinh trưởng chậm, thậm chí có thể chết. Thức ăn ưa thích của nó là ốc. Vì vậy, chỉ nên thả thưa để nó có đủ lượng ốc trong ao mà ăn.
Ao nuôi cá trắm đen phải sâu 2-3m. Mực nước trong ao phải giữ ở ngưỡng 1,5-2m. Ao phải sạch, nếu có điều kiện, nên bổ sung nước sạch cho ao.
Tốt nhất, trước khi thả cá 1 tuần, ta nên tháo cạn, dọn sạch rong rêu, nạo vét bùn đáy, rắc vôi bột rồi phơi ao 3-4 ngày. Sau đó, tiến hành bón phân để gây màu cho nước. Khi lấy nước vào ao, ta phải lọc qua lưới để loại trừ các loại cá dữ hoặc các loại địch hại. Đặc biệt, cần tránh để cá rô phi lọt vào ao. Bọn này sinh đàn rất nhanh chóng, sẽ cạnh tranh thức ăn với cá trắm đen.
Ta nên thả cá trắm đen với cỡ cá giống lớn hơn các loại cá khác. Người ta thường thả cỡ 30-50g/con hoặc 200-300g/con. Mật độ thả chỉ nên 1-2 con/m2. Khi cá lớn lên, ta dãn dần mật độ. Trước khi thả cá, ta nên cho nó khử trùng bằng việc tắm trong dung dịch kháng sinh hoặc nước muối pha loãng (2-3%), khoảng 5-10 phút. Chọn lúc mát trời mới thả cá.
Nếu thả mật độ thưa, cá sẽ tự kiếm thức ăn trong ao. Ốc và các loài nhuyễn thể là loại thức ăn ưa thích của nó. Khi nuôi lớn, ta có thể sử dụng thức ăn tổng hợp để nuôi cá. Tuy nhiên, nguồn thức ăn này phải có độ đạm cao từ 35-40% và lượng chất béo từ 5-10%. Ta cũng có thể tận dụng phế thải của các lò mổ để cho cá ăn nhưng tránh làm ô nhiễm nguồn nước. Nhiều nơi, bà con đi cào ốc ở sông, suối để cho cá ăn. Nếu nuôi tốt, sau 1 năm, cá có thể đạt cỡ 3-5kg/con. Ta nên đánh tỉa, con lớn thu hoạch trước, con nhỏ thu hoạch sau. Cá trắm đen càng lớn càng chắc thịt, giá cũng cao hơn.
Có lẽ vì số lượng không lớn nên cá trắm đen thường hiếm trên thị trường. Người ta hay thu hoạch cá vào các dịp lễ, tết. Nó là loại thực phẩm cao cấp ở cả nông thôn và thành thị.
Khi nuôi cá trắm đen, cũng như nuôi các loài cá khác, ta phải quan tâm tới vấn đề bệnh tật. Cá thường mang bệnh khi thời tiết thay đổi đột ngột hoặc lúc giao mùa. Ở trắm đen, vào khoảng tháng 5- 6, cá thường bị mất nhớt, tuột vảy, đóng rêu hoặc thối mang. Ta phải lấy phòng bệnh là chính. Phải luôn luôn giữ cho nguồn nước sạch, đảm bảo đủ thức ăn cho cá và tránh những tác nhân gây bệnh.
Chuyên gia Nguyễn Lân Hùng
theo Danviet
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã