Học tập đạo đức HCM

Cá chốt trắng - giá tốt, dễ nuôi

Thứ ba - 10/06/2014 20:18
Cá chốt trắng (Mystus planiceps) là loài bản địa sống ở nước ngọt và lợ vùng ĐBSCL, tuy kích cỡ không lớn nhưng thịt thơm ngọt, giá bán cao. Cá được nuôi ghép và nuôi đơn trong ao đầm, góp phần đa dạng hóa đối tượng nuôi, tăng thu nhập cho các hộ nuôi nhỏ lẻ.

Đặc điểm sinh học

Cá chốt trắng thuộc họ cá lăng, cỡ cá trưởng thành dài 15 - 30 cm, trọng lượng 50 - 200 g/con. Thân dẹp bên, đầu nhỏ, hình nón, mặt dưới hơi phẳng, mõm có hình bầu dục, có 4 đôi râu. Mắt to không có da che phủ, nằm lệch về phía lưng của đầu gần như cách đều chóp mõm với điểm cuối xương nắp mang. Lỗ mang rộng, màng mang phát triển. Gai ngực và gai lưng cứng nhọn, mặt sau của gai này có răng cưa hướng xuống gốc. Vây mỡ nằm đối diện với vây hậu môn và chiều dài hai gốc vây này tương đương nhau. Các vây có màu vàng sậm. Phần ngọn vây lưng, vây đuôi, vây hậu môn, vây mỡ màu xám đen. Phần lưng của thân và phần đầu có màu trắng xám, toàn thân ánh lên màu vàng nghệ. Râu mép màu đen, các râu khác màu nhạt hơn.

Cá là loài rộng muối, chúng có thể sống được ở môi trường nước có độ mặn 0 - 15‰. Cá thường sống trong các kênh rạch ở khu vực giáp ranh giữa nước ngọt và lợ. Cá chốt là loài đẻ trứng dính, thành thục sau một năm tuổi, mùa sinh sản tháng 5 - 8, khi trời mưa và có nước lũ đổ về. Cá thường kết đàn đi trên sông, kênh rạch, ngược nước lên ruộng sinh sản, tập tính kết đàn đi sinh sản này sẽ làm tăng khả năng sống sót để tái tạo quần đàn của loài.

 

Sinh sản

Cũng giống như cá trê, nheo, trứng cá sau khi thụ tinh sẽ bám vào cây cỏ thủy sinh, phát triển thành cá bột. Cá có sức sinh sản 22,7 - 78,3 vạn trứng/kg cá cái, trứng nở tốt ở độ mặn 10‰. Nhiệt độ thích hợp 27 - 290C, thời gian nở 22 - 24 giờ, sau khi nở 1,5 ngày, cá tiêu hết noãn hoàng và có thể sử dụng thức ăn bên ngoài. Khi mới nở, cá ăn động, thực vật phù du, sau đó chuyển sang ăn các loài giun chỉ, ấu trùng côn trùng và giáp xác cỡ nhỏ; Lớn lên cá ăn các loài tôm cá nhỏ và ăn thêm mùn bã hữu cơ. Ngoài tự nhiên, cá trưởng thành rất thích ăn xác chết của động vật ươn, thối.

 

Tình hình nuôi

Những năm trước, cá chốt có rất nhiều ở các tỉnh miền Tây Nam bộ. Thịt cá chắc, ngọt và không tanh "nặng" như cá tra hay basa nên được người dân ưa chuộng. Hiện, giá cá thương phẩm trên thị trường cao nên nguồn lợi cá chốt tự nhiên được khai thác nhiều để cung cấp cho nhu cầu thực phẩm và con giống nuôi, nhất là vào mùa sinh sản.

Năm 2013, Khoa Thủy sản -Trường Đại học Cần Thơ và Khoa Nông nghiệp - Đại học Bạc Liêu đã nghiên cứu sinh sản thành công loài cá này, hiện đang hoàn thiện quy trình để đưa vào sản xuất giống cung cấp cho người nuôi. Cá chốt dễ nuôi, ít bệnh, ăn tạp và nuôi được ở cả nước ngọt, lợ nên đang thu hút được sự chú ý của những hộ nuôi cá nhỏ lẻ. Hiện, nguồn giống của cá chốt vẫn chủ yếu khai thác ngoài tự nhiên và tập trung nhiều vào tháng 6 - 10.

>> Giá cá giống 200 - 500 đồng/con (cỡ 3 - 4 cm), có thể nuôi đơn trong ao đầm (mật độ 10 - 15 con/m2) hoặc nuôi ghép với cá khác (4 - 6 con/m2) cho cá ăn thức ăn công nghiệp, tự chế với hệ số thức ăn 1,4 - 3 kg thức ăn/kg cá (tùy loại). Sau 7 - 8 tháng nuôi cá đạt kích cỡ 7 - 15 con/kg, tỷ lệ sống trên 80%. Với giá bán 100 - 120 nghìn đồng/kg, trừ chi phí mang lại lợi nhuận 350 - 450 triệu đồng/ha.


Địa chỉ cung cấp giống:

1. Đại lý giống thủy sản Ba Khiêm, tỉnh Vĩnh Long. Điện thoại: 0907 226 456.

2. ThS Lâm Tâm Nguyên, Khoa Nông nghiệp - Đại học Bạc Liêu, 112 đường Lê Duẩn, P. 7, TP. Bạc Liêu. Điện thoại: 07813826336.

3. Trung tâm Quốc gia Giống thủy sản An Giang, P. Mỹ Xuyên, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang. Điện thoại: 0763 831 657; 0762 220 203.

Dương Tử 

Thủy sản Việt Nam


 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Văn bản ban hành

Công văn số 6748/UBND-NL5

Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024

Văn bản số 4414/UBND-NL5

Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới

Văn bản số 4305/UBND-NL5

Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố

Quyết định số 15/2024/QĐ-UBND

Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh

Công văn số 3608/UBND-NL5

Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập279
  • Hôm nay91,585
  • Tháng hiện tại812,175
  • Tổng lượt truy cập90,875,568
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây