Học tập đạo đức HCM

Công nghệ CRISPR-Cas9 giúp cải thiện hiệu quả cây trồng

Chủ nhật - 02/10/2016 05:46
Một nhóm nghiên cứu bao gồm một nhà thực vật học của Virginia Tech gần đây đã sử dụng công nghệ khoa học đời sống để sửa đổi 14 vị trí mục tiêu xung quanh 8 gien thực vật cùng một thời điểm mà không tạo ra những thay đổi ngoài ý muốn ở những vị trí khác trong hệ gien.

Đây là một công cụ chỉnh sửa bộ gien được gọi là CRISPR-Cas9. Công nghệ này đã cách mạng hóa khoa học đời sống khi nó xuất hiện trên thị trường vào năm 2012. Nó được chứng minh là hữu ích trong cộng đồng khoa học thực vật dưới dạng là một công cụ hiệu quả cho việc cải tiến cây trồng nông nghiệp.

Khả năng thay đổi một vài gien cùng lúc hứa hẹn sẽ nâng cao hiểu biết của các nhà nghiên cứu về cách thức gien tương tác qua lại để định hình cho sự phát triển và phản ứng của cây trồng với những thay đổi của môi trường. Tuy nhiên, một trở ngại của công nghệ này là đã xác định được tác động của việc thay đổi trên vùng gien mà không phải là mục tiêu.

David Haak - Giảng viên ngành Bệnh học, sinh lý học thực vật, và khoa học cỏ dại tại trường Nông nghiệp và Khoa học đời sống, đã phát triển một chương trình tin sinh học sử dụng dữ liệu giải trình chuyên sâu để kiểm tra xem liệu việc chỉnh sửa hệ gien của loài thực vật Arabidopsis mà nhóm nghiên cứu thực hiện có hiệu quả hay không và có theo mục tiêu cụ thể của nó hay không.
Phát hiện của nhóm nghiên cứu thông qua sử dụng phương pháp CRISPR-Cas9 để hiệu chỉnh đa gien của các loài thực vật cụ thể này đã được xuất bản trên tạp chí PLOS ONE số ra ngày 13/9.

"Khả năng chỉnh sửa chức năng của gien một cách cụ thể thông qua sử dụng CRISPR-Cas9 có tiềm năng sẽ thực sự thay đổi cách chúng ta nghiên cứu thực vật trong phòng thí nghiệm và nâng cao hiệu quả cây trồng", đồng tác giả Zac-hary Nimchuk – Giảng viên ngành sinh học tại trường Đại học Bắc Carolina nói. "Nhưng, đã có những lo ngại về khả năng có tác động xảy ra ở ngoài mục tiêu không mong muốn. Chúng tôi đã thử nghiệm trên thực vật, hướng mục tiêu tới 14 vị trí cùng một lúc, và thấy không có hiện tượng ngoài mục tiêu nào trong một lượng lớn cây trồng. Dữ liệu của chúng tôi mở rộng thêm cho các công trình nghiên cứu trước đó để cho thấy rằng, ít nhất là trong loài Arabidopsis, hiện tượng ngoài mục tiêu sẽ là vô cùng hiếm hoi khi sử dụng phương pháp Cas9".

Nguồn: Mard.gov.vn

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập256
  • Hôm nay81,876
  • Tháng hiện tại678,978
  • Tổng lượt truy cập97,907,159
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây