Theo PGS-TS Hồ Sơn Lâm, giai đoạn 1999-2001, nhận thấy các tỉnh Trung du, miền núi phía Bắc có điều kiện phát triển các loại cây sở và cây trẩu bởi đây là loại cây có hiệu quả kinh tế lớn, lại rất dễ trồng nên ông đã đề xuất với nhà nước triển khai trồng 5 triệu ha. Đồng thời, nghiên cứu chế tạo máy ép dầu và các sản phẩm phụ từ hạt trẩu. “Tuy nhiên, thời điểm đó người dân không mặn mà lắm với cây trẩu, máy ép dù đã được chế tạo hoàn chỉnh vẫn phải xếp xó bởi không có nguyên liệu hoạt động. Bẵng đi một thời gian khá lâu, tưởng công nghệ không thể dùng đến được nữa thì bất ngờ Viện Năng lượng và Vật liệu mới Lào liên hệ với mong muốn chuyển giao công nghệ này”, PGS-TS Hồ Sơn Lâm cho biết.
Trực tiếp sang tận nước bạn Lào để đánh giá tiềm năng cây trẩu ở đây, PGS-TS Hồ Sơn Lâm và các cộng sự tại Viện Khoa học vật liệu ứng dụng phía Nam nhận thấy công nghệ hiện có rất phù hợp bởi diện tích trẩu ở Lào rất lớn, hạt trẩu có lượng dầu cao. Ngay khi trở về nước, các nhà khoa học đã bắt tay vào hoàn thiện và làm mới công nghệ.Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã