Học tập đạo đức HCM

Giải pháp phát triển thức ăn nuôi cá bền vững

Thứ ba - 24/07/2018 11:16
(Thủy sản Việt Nam) - Nguyên liệu trong sản xuất thức ăn thủy sản luôn là vấn đề nan giải. Hàng năm, một khối lượng lớn cá biển bị khai thác quá mức, đồng thời nguồn lợi cá bị suy giảm dẫn đến giá bột cá tăng lên. Điều này không chỉ khiến giá thức ăn luôn ở xu thế tăng, tác động lớn đền giá thành, mà còn ảnh hưởng lớn tới yêu cầu phát triển bền vững của lĩnh vực này.

Thay đổi công thức thức ăn

Mỗi loài thủy sản nuôi có một nhu cầu về protein (đạm) nhất định, nếu lượng đạm vượt quá mức sẽ chuyển thành năng lượng. Nhu cầu dinh dưỡng của các loài thủy sản ở mỗi giai đoạn là khác nhau và sự tăng trưởng tốt nhất có thể đạt được thông qua cho ăn với mức độ đạm và lipid (chất béo) phù hợp.

Để xác định mức độ tối ưu protein và lipid trong nuôi cá quả. Năm 2016, Yufan Zhang đã thực hiện một thí nghiệm với mức độ khác nhau về đạm và lipid trong nuôi cá quả. Thí nghiệm có 2 mức độ về đạm là 6,5% và 12%. Và có 5 mức độ về chất béo lần lượt là 34%, 40%, 46%, 52% và  57%. Kết quả cho thấy, thức ăn có chứa 12% lipid, 47,9% protein, cá quả có thể đạt hiệu quả như tương tự với mức 6,5% lipid và 50,5% protein.

Đạm thực vật thay thế đạm động vật

Từ khi ngành sản xuất bột cá suy giảm, nhiều nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu thí nghiệm sử dụng nguồn đạm thực vật thay thế đạm động vật. Có thể nói đây là nguồn nguyên liệu có sản lượng lớn, chất lượng khá ổn định, chi phí thấp, nhiều chủng loại… Tuy nhiên, đạm thực vật có độ tiêu hóa thấp, mất cân đối trong kết cấu amino acid và nhiều nhân tố kháng dinh dưỡng.

Như vậy có thể thấy, khẩu phần ăn thay thế 40% SPC có cùng hiệu suất với khẩu phần có 100% thức ăn bột cá.

Sử dụng đạm thực vật lên men

Thông thường đạm thực vật lên men ít chất kháng lại dinh dưỡng  và trọng lượng phân tử đạm nhỏ hơn, tiêu hóa và hệ thống tiêu hóa tốt hơn so với đạm thực vật thô. Ngoài ra, đạm thực vật lên men cho thấy đa chức năng bao gồm tiêu hóa, kích thích hệ miễn dịch và cải thiện đượng ruột cho cá.

Sử dụng Phytase

Cùng với sự phát triển và phổ cập nhiều phụ gia, một số nguyên liệu rất khó sử dụng trong ngành công nghiệp sản xuất thức phục vụ nuôi trồng thủy sản đã được phát triển và đưa vào sử dụng. Tất cả các loại protein thực vật chứa rất nhiều Phốt pho Phytate, đây là chất mà động vật không thể hấp thụ được. Việc sử dụng chất Phytase có thể tách Phốt pho (P) từ Axit Phytic (Phytate), phần tách P được sử dụng cho động vật, do vậy giảm được P trong phân động vật và giảm ô nhiễm P ra môi trường.

Cải tiến công nghệ sản xuất

Cải tiến công thức thức ăn và công nghệ sản xuất là một quá trình thực hiện chung. Máy đùn  trục vít đôi được ưa chuộng và lựa chọn nhờ mức độ siêu cao về độ béo (trên 17%); Kích thước và hình dạng viên đồng đều (Thức ăn chia theo tỷ lệ); Kích thước viên thức ăn nhỏ (Đường kính dưới 1,5 mm); Linh hoạt về thành phần.


Nhiều báo cáo đã đề cập giải pháp thay thế đạm động vật được thay thế bằng đạm thực vật, sử dụng chất Phốt pho Phytate để nâng cao công nghệ sản xuất thức ăn, đưa ngành công nghiệp nuôi thủy sản phát triển bền vững và có trách nhiệm. Tuy nhiên, để ứng dụng thành công những giải pháp này, chúng tôi rất cần sự chung tay, hợp tác của mọi người và thực hiện cùng nhau.
Công ty TNHH Khoa Kỹ Sinh vật Thăng Long/http://thuysanvietnam.com.vn 
 
 
 
 

 Tags: n/a

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Văn bản ban hành

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Quyết định số 633/QĐ-UBND

Về việc kiện toàn BCĐ các Chương trình MTQG và xây dựng đô thị văn minh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 89/KH-VPĐP

Kế hoạch Thông tin, tuyên truyền cải cách hành chính của Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới tỉnh năm 2025

Báo cáo 56/VPĐP-HCTH

Báo cáo kết quả công tác tập huấn, bồi dưỡng về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025

Kế hoạch số 47/VPĐP-KH

Triển khai Kế hoạch số 323/KH-UBND ngày 10/7/2024 của UBND tỉnh về thực hiện Kết luận số 70-KL/TW ngày 31/01/2024 của Bộ Chính trị về phát triển TDTT trong giai đoạn mới

Kết luận số 178-Kl/TU

Kết luận của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/TU, ngày 15/7/2021 của Tỉnh ủy về tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Đề án “Thí điểm xây dựng tỉnh Hà Tĩnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021-2025

Hát về nông thôn mới
MÃ QR CODE ZALO-BỘ NỘI VỤ Bộ nông nghiệp Cổng thông tin Đảng bộ hà tĩnh Công báo tỉnh Điều hành tỉnh Dự thảo văn bản văn bản Nhật ký truyền thanh
Thăm dò ý kiến

Theo bạn thực hiện Chương trình OCOP nên phát triển theo hướng nào:

Thống kê
  • Đang truy cập608
  • Hôm nay62,181
  • Tháng hiện tại472,516
  • Tổng lượt truy cập97,700,697
®VĂN PHÒNG ĐIỀU PHỐI CHƯƠNG TRÌNH MTQG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
Trưởng ban biên tập:  Nguyễn Văn Việt - Chánh Văn phòng 
Phó trưởng ban biên tâp: Ngô Ðình Long - Phó Chánh Văn phòng
Địa chỉ: 148 - Đường Trần Phú - Thành Phố Hà Tĩnh
Điện thoại: 02393.892.689;  Email: nongthonmoitinhhatinh@gmail.com
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây