Bà Haï Thúy Hạnh, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cho biết, cả nước hiện có khoảng 26,5 triệu con lợn, 7,7 triệu con trâu, bò và trên 304,5 triệu con gia cầm. Theo tính toán dựa trên cơ sở khoa học thì lượng chất thải rắn của chăn nuôi tăng tỷ lệ thuận với tốc độ tăng trưởng quy mô, với mức thải trung bình 1,5kg phân lợn/con/ngày; 15kg phân trâu, bò/con/ngày… Chất thải vật nuôi trong nông hộ được xử lý chủ yếu thông qua các biện pháp như: Ủ làm phân chuồng theo phương pháp truyền thống; xử lý bằng công nghệ khí sinh học biogas, các chế phẩm sinh học, ao sinh học…
Tuy nhiên, các phương pháp xử lý trên chưa thể giải quyết được vấn đề về môi trường, bởi theo tính toán của các chuyên gia, hằng năm, tổng đàn gia súc, gia cầm ở Việt Nam thải vào môi trường hơn 85 triệu tấn chất thải rắn. Trong đó, khối lượng chất thải rắn (chỉ tính riêng lượng phân của vật nuôi) của một số vật nuôi chính thải ra trong năm 2010 là 85,3 triệu tấn, năm 2011 là 83,67 triệu tấn và năm 2012 là 80,97 triệu tấn nhưng chỉ khoảng 40% trong số này được xử lý, còn lại thường được xả trực tiếp ra môi trường, gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người dân.
Để xử lý chất thải chăn nuôi hiệu quả, bà Hạnh cho biết, tháng 10/2013, Cục Chăn nuôi đã công nhận tiến bộ kỹ thuật cho chế phẩm sinh học Balasa N01 và quy trình ứng dụng chế phẩm này làm đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, gà. Bên cạnh đó, Học viện Nông nghiệp Việt Nam được giao nghiên cứu để tạo ra tập đoàn vi sinh vật hữu ích mới, đồng thời khuyến khích các nhà khoa học, doanh nghiệp đầu tư nghiên cứu chuyên sâu tạo ra nhiều chủng loại men vi sinh và quy trình công nghệ mới phù hợp làm đệm lót sinh học trong thời gian tới.
Tham gia diễn đàn, các đại biểu đã trao đổi, thảo luận một số vấn đề về công tác quản lý, thực trạng xử lý chất thải chăn nuôi; quản lý chất thải chăn nuôi trong các vùng GAHP; giới thiệu tiến bộ kỹ thuật xử lý chất thải chăn nuôi...
Bên cạnh đó, hơn 100 câu hỏi của chủ trang trại, nông dân tiêu biểu đến từ các địa phương đã được ban tổ chức, ban cố vấn chương trình là các nhà quản lý, khoa học có uy tín giải đáp. Các câu hỏi xoay quanh vấn đề: cách ứng dụng công nghệ ủ phân compost, vi sinh vật trong xử lý chất thải chăn nuôi; các mô hình sử dụng khí sinh học và cơ chế hỗ trợ của nhà nước cho trang trại chăn nuôi có xử lý chất thải bằng hệ thống biogas; cách thực hiện hiệu quả mô hình chăn nuôi trên đệm lót sinh học; hoạt động khuyến nông trong xử lý chất thải chăn nuôi và biến đổi khí hậu; quy chuẩn kỹ thuật quốc gia điều kiện trại chăn nuôi lợn, gia cầm an toàn sinh học; biện pháp khắc phục những hạn chế trong ứng dụng công nghệ khí sinh học; công nghệ xử lý chất thải chăn nuôi trong vùng GAHP...
Qua diễn đàn, các đại biểu kiến nghị Chính phủ phê duyệt chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ; Bộ Nông nghiệp và PTNT điều chỉnh bổ sung chính sách hỗ trợ ưu đãi, tiếp tục đầu tư kinh phí cho ngành chăn nuôi; các cơ quan quản lý, nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu, cải tiến ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ xử lý chất thải có hiệu quả kinh tế, kỹ thuật để xử lý triệt để chất thải chăn nuôi…
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Tập trung đẩy nhanh tiến độ, phấn đấu hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới năm 2024
Về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP trong thời gian tới
Hướng dẫn thành lập BCĐ cấp huyện và bộ phận giúp việc BCĐ cấp huyện, BCĐ đạo cấp xã, BQL cấp xã, Ban Phát triển thôn, tổ dân phố
Sửa đổi một số tiêu chí, chỉ tiêu của các Bộ tiêu chí ban hành kèm theo Quyết định số 36 và Quyết định số 37 ngày 09/12/2022 của UBND tỉnh
Giao hướng dẫn thành lập Ban Chỉ đạo các Chương trình MTQG cấp huyện, cấp xã